ARES cam kết mang đến giải pháp xử lý toàn diện, tối ưu và đồng hành trọn đời cùng công trình xử lý.

Giấy phép môi trường

Trách nhiệm – Tận tâm

ARES cam kết hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về môi trường của Chính phủ Việt Nam bằng kinh nghiệm 20 năm trong tư vấn và lập giấy phép môi trường cho hơn 300 dự án.

Công trình xử lý môi trường

Tối ưu – Hiệu quả

ARES cam kết mang đến giải pháp công trình xử lý nước, nước thải tối ưu về chi phí vận hành và hiệu quả bằng cam kết đồng hành trọn đời trong công tác bảo dưỡng định kỳ công trình.

Hỗ trợ trọn đời

Dự phòng – Ứng phó

ARES cam kết cung cấp giải pháp công nghệ dự phòng rủi ro và đồng hành cùng doanh nghiệp ứng phó sự cố vận hành bằng sự nhanh chóng và trách nhiệm tuân thủ theo hợp đồng đã được ký kết.

Giấy phép môi trường

Trách nhiệm – Tận tâm

ARES cam kết hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về môi trường của Chính phủ Việt Nam bằng kinh nghiệm 20 năm trong tư vấn và lập giấy phép môi trường cho hơn 300 dự án.

Công trình xử lý môi trường

Tối ưu – Hiệu quả

ARES cam kết mang đến giải pháp công trình xử lý nước, nước thải tối ưu về chi phí vận hành và hiệu quả bằng cam kết đồng hành trọn đời trong công tác bảo dưỡng định kỳ công trình.

Hỗ trợ trọn đời

Dự phòng – Ứng phó

ARES cam kết cung cấp giải pháp công nghệ dự phòng rủi ro và đồng hành cùng doanh nghiệp ứng phó sự cố vận hành bằng sự nhanh chóng và trách nhiệm tuân thủ theo hợp đồng đã được ký kết.

Vì sao phải lập báo cáo hoàn thành ĐTM ?

Báo cáo hoàn thành ĐTM (tên theo luật: Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường) được thực hiện theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT nhằm đáp ứng các yêu cầu:

  • Hợp thức hóa chuyển đổi từ thực hiện dự án sang sản xuất.
  • Có kế hoạch bảo vệ môi trường, giải pháp xử lý chất thải phát sinh khi sản xuất.
  • Để hoàn tất thủ tục pháp lý sau khi đã thực hiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Bùn từ hệ thống xử lý nước thải có phải là bùn nguy hại?

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải theo quy định tại phụ lục C Thông tư 36/20215/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 thì:

  • Bùn thải có ngưỡng chất thải là 2 sao (**): Chủ nguồn thải phải hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý bùn thải trên theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại;
  • Bùn thải có ngưỡng chất thải là 1 sao (*): Khi chưa chứng minh được không phải là chất thải nguy hại thì phải quản lý theo quy định chất thải nguy hại. Trường hợp muốn quản lý theo quy định chất thải công nghiệp thông thường thì phải tiến hành lấy mẫu chứng minh không phải là chất thải nguy hại theo QCVN 50:2013/BTNMT.

Có các loại giấy phép tài nguyên nước nào?

Theo Điều 15 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Báo cáo công tác môi trường báo cáo nội dung gì?

Theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019, báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ tích hợp các loại báo cáo định kỳ hàng năm của Doanh nghiệp, bao gồm: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường/ Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại, Báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt & chất thải rắn công nghiệp thông thường,….

Đối tượng không phải xin Giấy phép xả nước thải?

Theo khoản 5 Điều 36 Luật tài nguyên nước 2021 quy định, một số trường hợp được miễn xin giấy pháp xả thải mà có thể xả thải trực tiếp vào nguồn nước đó là: xả thải với quy mô không lớn (nhỏ lẻ) và đặc biệt là không được chứa những chất hóa học độc hại, chất phóng xạ. Cụ thể các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013, ngoài các trường hợp nêu trên đều phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.

Đối tượng nào lập báo cáo hoàn thành ĐTM?

Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường là một loại hồ sơ mà các chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được phê duyệt ĐTM thực hiện trước khi dự án đi vào hoạt động. Căn cứ Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP các đối tượng được Quy định đối chiếu cột (4) trong phụ lục phải thực hiện lập báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

Đối tượng nào phải đăng ký Sổ Chủ nguồn chất thải nguy hại?

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH, trừ trường hợp:

  • Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 năm;
  • Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng ≤ 600kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ ;
  • Cơ sở dầu khí ngoài biển.

Đối với những đối tượng trên thì thay thế đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH lần đầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

Đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường?

Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.

Đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường là dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập ĐTM (quy định tại Phụ lục II, Mục I, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày). Và báo cáo thực hiện theo Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21/5/2021 quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Quy trình lập kế hoạch vận hành thử nghiệm?

Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu dự án liên quan kế hoạch vận hành thử nghiệm.

Bước 2: Lập và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải (gửi về cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt ĐTM).

Bước 3: Cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh nơi thực hiện dự án kiểm tra thực tế dự án.

Bước 4: Cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh nơi thực hiện dự án ra văn bản chấp thuận.

Bước 5: Tiến hành vận hành thử nghiệm.

Quy trình xin cấp giấy phép tài nguyên nước?

Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu dự án liên quan giấy phép tài nguyên nước.

Bước 2: Lập và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Bước 4: Tổ chức việc thẩm định hồ sơ và quyết định việc cấp phép.

Bước 5: Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận Giấy phép, và thực hiện theo thời hạn được cấp phép.

Quy trình xin điều chỉnh, gian hạn giấy phép tài nguyên nước?

Quy trình thực hiện tương tự với xin cấp mới giấy phép tài nguyên nước. Tuy nhiên, thời gian thẩm định sẽ ngắn hơn, và hồ sơ xin điều chỉnh, gia hạn phải báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện của giấy phép trước. Xin cấp mới

Giấy phép xả thải có thời hạn bao lâu?

Quy định tại Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013, giấy phép xả nước thải có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần.

  • Cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép dựa điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân.
  • Doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được phép gia hạn giấy phép.

Vận hành thử nghiệm trong thời gian bao lâu?

Căn cứ quy định Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019, thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 3 đến 6 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm. Theo đó thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải (tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần) chia làm các trường hợp:

  • Trường hợp vận hành thử nghiệm trong khoảng 3 tháng thì thời gian đánh giá ít nhất là 75 ngày.
  • Trường hợp vận hành thử nghiệm trong khoảng 6 tháng thì thời gian đánh giá là 150 ngày.

Báo cáo công tác môi trường thực hiện khi nào?

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hằng năm mà Doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đển cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở (cụ thể kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 và báo cáo được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31/01 của năm tiếp theo, ngoại trừ các trường hợp báo cáo theo yêu cầu của CQCN). Báo cáo lần đầu được gửi trước ngày 31 tháng 01 của năm.

Giải pháp giấy phép môi trường

Chia sẻ và tư vấn các về giấy phép môi trường cho doanh nghiệp

Bạn cần tìm hiểu quy định về môi trường?

Nhưng bạn không biết tìm kiếm chuyên gia hoặc đơn vị chuyên môn nào đáng tin cậy? ARES sẽ cung cấp cho bạn các quy định môi trường hiện hành giúp bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan.

Giải pháp giấy phép môi trường

Chia sẻ và tư vấn các về giấy phép môi trường cho doanh nghiệp

Bạn cần tìm hiểu quy định về môi trường?

Nhưng bạn không biết tìm kiếm chuyên gia hoặc đơn vị chuyên môn nào đáng tin cậy? ARES sẽ cung cấp cho bạn các qui định môi trường hiện hành giúp bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan

Vì sao phải lập báo cáo hoàn thành ĐTM ?

Báo cáo hoàn thành ĐTM (tên theo luật: Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường) được thực hiện theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT nhằm đáp ứng các yêu cầu:

  • Hợp thức hóa chuyển đổi từ thực hiện dự án sang sản xuất.
  • Có kế hoạch bảo vệ môi trường, giải pháp xử lý chất thải phát sinh khi sản xuất.
  • Để hoàn tất thủ tục pháp lý sau khi đã thực hiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Bùn từ hệ thống xử lý nước thải có phải là bùn nguy hại?

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải theo quy định tại phụ lục C Thông tư 36/20215/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 thì:

  • Bùn thải có ngưỡng chất thải là 2 sao (**): Chủ nguồn thải phải hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý bùn thải trên theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại;
  • Bùn thải có ngưỡng chất thải là 1 sao (*): Khi chưa chứng minh được không phải là chất thải nguy hại thì phải quản lý theo quy định chất thải nguy hại. Trường hợp muốn quản lý theo quy định chất thải công nghiệp thông thường thì phải tiến hành lấy mẫu chứng minh không phải là chất thải nguy hại theo QCVN 50:2013/BTNMT.

Có các loại giấy phép tài nguyên nước nào?

Theo Điều 15 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013, giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

Báo cáo công tác môi trường báo cáo nội dung gì?

Theo Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019, báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ tích hợp các loại báo cáo định kỳ hàng năm của Doanh nghiệp, bao gồm: Báo cáo giám sát chất lượng môi trường/ Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại, Báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt & chất thải rắn công nghiệp thông thường,….

Đối tượng không phải xin Giấy phép xả nước thải?

Theo khoản 5 Điều 36 Luật tài nguyên nước 2021 quy định, một số trường hợp được miễn xin giấy pháp xả thải mà có thể xả thải trực tiếp vào nguồn nước đó là: xả thải với quy mô không lớn (nhỏ lẻ) và đặc biệt là không được chứa những chất hóa học độc hại, chất phóng xạ. Cụ thể các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013, ngoài các trường hợp nêu trên đều phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. 

Đối tượng nào lập báo cáo hoàn thành ĐTM?

Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường là một loại hồ sơ mà các chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được phê duyệt ĐTM thực hiện trước khi dự án đi vào hoạt động. Căn cứ Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP các đối tượng được Quy định đối chiếu cột (4) trong phụ lục phải thực hiện lập báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

Đối tượng nào phải đăng ký Sổ Chủ nguồn chất thải nguy hại?

Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH, trừ trường hợp:

  • Cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá 01 năm;
  • Cơ sở phát sinh CTNH thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng ≤ 600kg/năm, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ ;
  • Cơ sở dầu khí ngoài biển.

Đối với những đối tượng trên thì thay thế đăng ký bằng báo cáo quản lý CTNH lần đầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.

Đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường?

Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.

Đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường là dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập ĐTM (quy định tại Phụ lục II, Mục I, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày). Và báo cáo thực hiện theo Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21/5/2021 quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Quy trình lập kế hoạch vận hành thử nghiệm?

Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu dự án liên quan kế hoạch vận hành thử nghiệm.

Bước 2: Lập và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải (gửi về cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt ĐTM).

Bước 3: Cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh nơi thực hiện dự án kiểm tra thực tế dự án.

Bước 4: Cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh nơi thực hiện dự án ra văn bản chấp thuận.

Bước 5: Tiến hành vận hành thử nghiệm.

Quy trình xin cấp giấy phép tài nguyên nước?

Bước 1: Thu thập thông tin, tài liệu dự án liên quan giấy phép tài nguyên nước.

Bước 2: Lập và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Bước 4: Tổ chức việc thẩm định hồ sơ và quyết định việc cấp phép.

Bước 5: Chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhận Giấy phép, và thực hiện theo thời hạn được cấp phép.

Quy trình xin điều chỉnh, gian hạn giấy phép tài nguyên nước?

Quy trình thực hiện tương tự với xin cấp mới giấy phép tài nguyên nước. Tuy nhiên, thời gian thẩm định sẽ ngắn hơn, và hồ sơ xin điều chỉnh, gia hạn phải báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện của giấy phép trước. Xin cấp mới

Giấy phép xả thải có thời hạn bao lâu?

Quy định tại Điều 21 Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013, giấy phép xả nước thải có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần.

  • Cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép dựa điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân.
  • Doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định mới được phép gia hạn giấy phép.

Vận hành thử nghiệm trong thời gian bao lâu?

Căn cứ quy định Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019, thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 3 đến 6 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm. Theo đó thời gian đánh giá trong giai đoạn điều chỉnh hiệu suất từng công đoạn và hiệu quả của công trình xử lý nước thải (tần suất quan trắc nước thải tối thiểu là 15 ngày/lần) chia làm các trường hợp:

  • Trường hợp vận hành thử nghiệm trong khoảng 3 tháng thì thời gian đánh giá ít nhất là 75 ngày.
  • Trường hợp vận hành thử nghiệm trong khoảng 6 tháng thì thời gian đánh giá là 150 ngày.

Báo cáo công tác môi trường thực hiện khi nào?

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hằng năm mà Doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đển cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở (cụ thể kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 và báo cáo được gửi tới các cơ quan quản lý trước ngày 31/01 của năm tiếp theo, ngoại trừ các trường hợp báo cáo theo yêu cầu của CQCN). Báo cáo lần đầu được gửi trước ngày 31 tháng 01 của năm.

Giải pháp công trình xử lý môi trường

Chia sẻ và tư vấn các giải pháp xử lý nước tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm

Bạn cần nghiên cứu công nghệ xử lý nước?

Nhưng bạn không có chuyên gia hoặc đơn vị chuyên môn nào đáng tin cậy tư vấn? ARES sẽ cung cấp cho bạn các giải pháp kỹ thuật đã ứng dụng thực tiễn giúp bạn giải quyết mọi vấn đề công trình liên quan

02 điểm quan trọng trong vận hành hệ thống xử lý nước thải giặt mài.

Một là, độ màu là chỉ tiêu ô nhiễm hàng đầu trong nước thải giặt công nghiệp & nhuộm, chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước thải xử lý của bất kì công nghệ nào. Hai là, cứ 1m3 nước thải phát sinh ra 0,4-0,7 kg bùn thải, chất thải này thuộc nhóm nguy hại phải được quản lý theo qui định về chất thải nguy hại.

Vì vậy, nếu không quan tâm và giải pháp xử lý hiệu quả 2 vấn đề này thì hệ thống xử lý nước giặt công nghiệp & nhuộm sẽ vận hành kém hiệu quả và tốn kém chi phí.

Tiết giảm diện tích đầu tư cho hệ thống nước thải Khu dân cư

Dân số ngày càng gia tăng phát triển theo đó là khu dân cư, khu đô thị hình thành vô số kể. Và bài toán khó cho nhà đầu tư là xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, khu đô thị như thế nào để không chiếm nhiều diện tích, không gây mùi hôi cho dân cư và đảm bảo mỹ quan khu vực.

Hiểu rõ khó khăn đó, công nghệ xử lý nước thải ngày nay đã phát triển hệ thống dạng hộp khối giúp giảm 30-40% thể tích so với công nghệ xây bể truyền thống. Ngoài ra, công nghệ này có thể dễ dàng xây chìm trong mặt giúp giảm không gian lẫn chiếm trong khu dân cư, khu đô thị.

Vì sao nhà đầu tư luôn cần Công ty xử lý nước thải?

Nước thải là một trong các loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Vì nhiều tác động của nó đến môi trường nên loại chất thải này được quy định rất chặt chẽ về xử lý đại quy chuẩn trước khi xả thả. Xử lý nước thải đòi hỏi kỹ thuật cao, hiệu quả triệt để nhằm đảm bảo an ninh và chất lượng môi trường, do đó nhà đầu tư cần có chuyên gia đồng hành nhằm:

  • Công ty xử lý nước thải chuyên môn cao và kinh nghiệm sẽ tư vấn, thiết kế các công nghệ xử lý chuyên biệt và đạt quy chuẩn
  • Tối ưu chi phí đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải.
  • Nhà đầu tư có chuyên gia đồng hành tư vấn và hỗ trợ trọn đời.
  • Ngoài kỹ thuật xử lý nước thải họ còn là những chuyên gia về các quy định môi trường có thể giúp nhà đầu tư hoàn thiện pháp lý.

Làm thế nào để khử màu nước thải dệt nhuộm hiệu quả

Nước thải đầu tiên thiết bị tách rác rồi qua tháp giải nhiệt, sau đó được thu gom về Bể điều hòa có sục khí, và tiếp tục bơm lên Bể phản ứng keo tụ.

Tại bể phản ứng keo tụ, nước thải được bổ sung dung dịch keo tụ và chất loại màu để keo tụ các chất bẩn có trong nước thải và loại màu nước thải.

Nước thải sau khi thêm hóa chất keo tụ sẽ kết tụ các chất bẩn lại với nhau, đồng thời chất trợ keo tụ (PAC) được bổ sung nhằm tăng kích thước của bông cặn để hỗ trợ cho quá trình lắng trọng lực của bể lắng hóa lý, còn lại nước trong được bơm vào công trình xử lý tiếp theo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học kỵ khí

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy kỵ khí nước thải bao gồm: nhiệt độ, pH, các thành phần dinh dưỡng chính và các hợp chất độc hại trong nước đầu vào. Đối với nước thải sinh hoạt, thông thường ba yếu tố cuối không cần phải cân nhắc.

Xử lý nước thải giàu hợp chất Photpho và Nitơ

Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ và photpho cần trải qua nhiều giai đoạn như xử lý sơ cấp, thứ cập và xử bằng những phương pháp tiên tiến:

Xử lý sơ cấp: là phương pháp áp dụng các kỹ thuật cơ học, hóa lý để loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm có thể cảm nhận được bằng các giác quan như các chất gây đục, mùi, màu hoặc rác thải có kích thước thô. Các phương pháp này thường là lọc rác, chắn rác, lắng cát, lọc nước, sục khí…

Xử lý thứ cấp: nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ giàu hàm lượng carbon. Phương pháp phổ biến là xử lý vi sinh trong điều kiện yếm khí và hiếu khí, khi xử lý hiếu khí thì các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh, hoạt động liên tục nhằm phân hủy các chất hữu cơ thành dạng độc hại. Đồng thời tạo các khối dạng rắn dễ tách ra khỏi nước.

Xử lý bằng phương pháp tiên tiến: nhằm nâng cao trình độ xử lý so với hai phương pháp trước về mặt dinh dưỡng. Tiến hành hấp thụ, trao đổi ion… để có thể loại bỏ hoàn toàn các hợp chất dinh dưỡng gây hại để đảm bảo được nguồn chất lượng nước thải đạt được yêu cầu.

Tiết giảm hóa chất vận hành nước thải Giặt công nghiệp & Nhuộm

Bùn là một trong những nguyên nhân cản trở hiệu quả xử lý của nước thải ngành giặt công nghiệp và dệt nhuộm. Nếu không phân tách bùn khỏi thải thì hệ thống sẽ tiêu tốn rất nhiều hóa chất để xử lý nước thải đạt chuẩn, và cách đó là thiết bị tách rắn – lỏng chuyên biệt dành nước thải giặt công nghiệp và dệt nhuộm.

Thiết bị rắn – lỏng sẽ tách các tạp chất từ loại thô đến loại  tinh từ nước thải đầu vào nhằm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải, giảm nhiệt độ và cân bằng pH, tạo điều kiện lý tưởng cho các quá trình sinh hóa phía sau hiệu quả nhưng không tiêu tốn nhiều hóa chất.

Tiết kiệm chi phí trong tái sử dụng nước thải giặt công nghiệp & nhuộm

Tái sử dụng nước thải trong ngành giặt công nghiệp & nhuộm giúp tận dụng lại lưu lượng rất lớn nước thả phát sinh từ sinh hoạt và sản xuất. Điều này rất có ích cho doanh nghiệp vì giúp giảm tiết kiệm chi phí mua nước cấp, chi phí xả thải và hạn chế các rủi ro trong qui định xả thải và môi trường. Tham khảo giải pháp

Các lãng phí trong xử lý nước thải nên lưu ý?

  1. Hệ thống xử lý chưa chú trọng tái sử dụng nước hiệu quả: Nhiều doanh nghiệp vẫn còn xem nước thải sau xử lý là nước thải nên chưa tận dụng được nguồn tài nguyên tái tạo này.
  2. Hệ thống xử lý đầu tư chi phí tốn kém: Nhiều doanh nghiệp chỉ đơn giản là đầu tư hệ thống nhưng chưa quan tâm nghiên cứu kĩ tải lượng và thành phần nước thải để có công nghệ xử lý phù hợp và tối ưu.
  3. Hệ thống xử lý không được vận hành đúng kĩ thuật: Nhiều hệ thống được đầu tư hoàn thiện nhưng không được chú trọng vận hành, bảo dưỡng đúng dẫn đến xuống cấp nhanh chóng gây tốn kém chi phí vận hành và phát sinh sửa chửa, cải tạo.

Giải pháp công trình xử lý môi trường

Chia sẻ và tư vấn các giải pháp xử lý nước tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm

Bạn cần nghiên cứu công nghệ xử lý nước?

Nhưng bạn không có chuyên gia hoặc đơn vị chuyên môn nào đáng tin cậy tư vấn? ARES sẽ cung cấp cho bạn các giải pháp kỹ thuật đã ứng dụng thực tiễn giúp bạn giải quyết mọi vấn đề công trình liên quan

02 điểm quan trọng trong vận hành hệ thống xử lý nước thải giặt mài.

Một là, độ màu là chỉ tiêu ô nhiễm hàng đầu trong nước thải giặt công nghiệp & nhuộm, chỉ tiêu này ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước thải xử lý của bất kì công nghệ nào. Hai là, cứ 1m3 nước thải phát sinh ra 0,4-0,7 kg bùn thải, chất thải này thuộc nhóm nguy hại phải được quản lý theo qui định về chất thải nguy hại.

Vì vậy, nếu không quan tâm và giải pháp xử lý hiệu quả 2 vấn đề này thì hệ thống xử lý nước giặt công nghiệp & nhuộm sẽ vận hành kém hiệu quả và tốn kém chi phí.

Tiết giảm diện tích đầu tư cho hệ thống nước thải Khu dân cư

Dân số ngày càng gia tăng phát triển theo đó là khu dân cư, khu đô thị hình thành vô số kể. Và bài toán khó cho nhà đầu tư là xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, khu đô thị như thế nào để không chiếm nhiều diện tích, không gây mùi hôi cho dân cư và đảm bảo mỹ quan khu vực.

Hiểu rõ khó khăn đó, công nghệ xử lý nước thải ngày nay đã phát triển hệ thống dạng hộp khối giúp giảm 30-40% thể tích so với công nghệ xây bể truyền thống. Ngoài ra, công nghệ này có thể dễ dàng xây chìm trong mặt giúp giảm không gian lẫn chiếm trong khu dân cư, khu đô thị. Tham khảo giải pháp

Vì sao nhà đầu tư luôn cần Công ty xử lý nước thải?

Nước thải là một trong các loại chất thải phát sinh nhiều nhất trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Vì nhiều tác động của nó đến môi trường nên loại chất thải này được quy định rất chặt chẽ về xử lý đại quy chuẩn trước khi xả thả. Xử lý nước thải đòi hỏi kỹ thuật cao, hiệu quả triệt để nhằm đảm bảo an ninh và chất lượng môi trường, do đó nhà đầu tư cần có chuyên gia đồng hành nhằm:

  • Công ty xử lý nước thải chuyên môn cao và kinh nghiệm sẽ tư vấn, thiết kế các công nghệ xử lý chuyên biệt và đạt quy chuẩn
  • Tối ưu chi phí đầu tư, vận hành hệ thống xử lý nước thải.
  • Nhà đầu tư có chuyên gia đồng hành tư vấn và hỗ trợ trọn đời.
  • Ngoài kỹ thuật xử lý nước thải họ còn là những chuyên gia về các quy định môi trường có thể giúp nhà đầu tư hoàn thiện pháp lý.

Làm thế nào để khử màu nước thải dệt nhuộm hiệu quả

Nước thải đầu tiên thiết bị tách rác rồi qua tháp giải nhiệt, sau đó được thu gom về Bể điều hòa có sục khí, và tiếp tục bơm lên Bể phản ứng keo tụ.

Tại bể phản ứng keo tụ, nước thải được bổ sung dung dịch keo tụ và chất loại màu để keo tụ các chất bẩn có trong nước thải và loại màu nước thải.

Nước thải sau khi thêm hóa chất keo tụ sẽ kết tụ các chất bẩn lại với nhau, đồng thời chất trợ keo tụ (PAC) được bổ sung nhằm tăng kích thước của bông cặn để hỗ trợ cho quá trình lắng trọng lực của bể lắng hóa lý, còn lại nước trong được bơm vào công trình xử lý tiếp theo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học kỵ khí

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy kỵ khí nước thải bao gồm: nhiệt độ, pH, các thành phần dinh dưỡng chính và các hợp chất độc hại trong nước đầu vào. Đối với nước thải sinh hoạt, thông thường ba yếu tố cuối không cần phải cân nhắc.

Xử lý nước thải giàu hợp chất Photpho và Nitơ

Xử lý nước thải giàu hợp chất nitơ và photpho cần trải qua nhiều giai đoạn như xử lý sơ cấp, thứ cập và xử bằng những phương pháp tiên tiến:

Xử lý sơ cấp: là phương pháp áp dụng các kỹ thuật cơ học, hóa lý để loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm có thể cảm nhận được bằng các giác quan như các chất gây đục, mùi, màu hoặc rác thải có kích thước thô. Các phương pháp này thường là lọc rác, chắn rác, lắng cát, lọc nước, sục khí…

Xử lý thứ cấp: nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ giàu hàm lượng carbon. Phương pháp phổ biến là xử lý vi sinh trong điều kiện yếm khí và hiếu khí, khi xử lý hiếu khí thì các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh, hoạt động liên tục nhằm phân hủy các chất hữu cơ thành dạng độc hại. Đồng thời tạo các khối dạng rắn dễ tách ra khỏi nước.

Xử lý bằng phương pháp tiên tiến: nhằm nâng cao trình độ xử lý so với hai phương pháp trước về mặt dinh dưỡng. Tiến hành hấp thụ, trao đổi ion… để có thể loại bỏ hoàn toàn các hợp chất dinh dưỡng gây hại để đảm bảo được nguồn chất lượng nước thải đạt được yêu cầu.

Tiết giảm hóa chất vận hành nước thải Giặt công nghiệp & Nhuộm

Bùn là một trong những nguyên nhân cản trở hiệu quả xử lý của nước thải ngành giặt công nghiệp và dệt nhuộm. Nếu không phân tách bùn khỏi thải thì hệ thống sẽ tiêu tốn rất nhiều hóa chất để xử lý nước thải đạt chuẩn, và cách đó là thiết bị tách rắn – lỏng chuyên biệt dành nước thải giặt công nghiệp và dệt nhuộm.

Thiết bị rắn – lỏng sẽ tách các tạp chất từ loại thô đến loại  tinh từ nước thải đầu vào nhằm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải, giảm nhiệt độ và cân bằng pH, tạo điều kiện lý tưởng cho các quá trình sinh hóa phía sau hiệu quả nhưng không tiêu tốn nhiều hóa chất.

Tiết kiệm chi phí trong tái sử dụng nước thải giặt công nghiệp & nhuộm

Tái sử dụng nước thải trong ngành giặt công nghiệp & nhuộm giúp tận dụng lại lưu lượng rất lớn nước thả phát sinh từ sinh hoạt và sản xuất. Điều này rất có ích cho doanh nghiệp vì giúp giảm tiết kiệm chi phí mua nước cấp, chi phí xả thải và hạn chế các rủi ro trong qui định xả thải và môi trường.

Các lãng phí trong xử lý nước thải nên lưu ý?

  1. Hệ thống xử lý chưa chú trọng tái sử dụng nước hiệu quả: Nhiều doanh nghiệp vẫn còn xem nước thải sau xử lý là nước thải nên chưa tận dụng được nguồn tài nguyên tái tạo này.
  2. Hệ thống xử lý đầu tư chi phí tốn kém: Nhiều doanh nghiệp chỉ đơn giản là đầu tư hệ thống nhưng chưa quan tâm nghiên cứu kĩ tải lượng và thành phần nước thải để có công nghệ xử lý phù hợp và tối ưu.
  3. Hệ thống xử lý không được vận hành đúng kĩ thuật: Nhiều hệ thống được đầu tư hoàn thiện nhưng không được chú trọng vận hành, bảo dưỡng đúng dẫn đến xuống cấp nhanh chóng gây tốn kém chi phí vận hành và phát sinh sửa chửa, cải tạo.

Giải pháp hỗ trợ trọn đời

Chia sẻ và tư vấn cải tiến công trình, ứng phó, và dự phòng các sự cố môi trường

Bạn cần tối ưu công tác môi trường?

Nhưng bạn không có chuyên gia hoặc đơn vị chuyên môn nào đáng tin cậy để tư vấn? ARES sẽ cung cấp cho bạn các giải pháp toàn diện giúp bạn giải quyết mọi vấn đề môi trường bận tâm.

Tái sử dụng nước thải có lợi ích gì?

Chủ động được nguồn cung cấp nước sạch, an toàn đã qua xử lý: tự cung tự cấp sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng và kiểm soát chất lượng nước sạch.

Tiết kiệm chi phí: Tận dụng tốt nguồn chất thải, không tốn thêm nhiều chi phí mua nước sạch.

Giảm lãng phí: Tái tạo năng lượng giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí.

Tạo ra lợi ích môi trường: giúp cho doanh nghiệp tạo được quy trình tuần hoàn, khép kín, hạn chế phát thải tác động đến môi trường.

Thu hồi phụ phẩm trong nước thải ngành chế biết thủy hải sản

Tại các nhà máy chế biến thủy sản, phụ phẩm còn tồn dư trong nước thải chiếm khoảng từ 5-10% tổng sản lượng chế biến. Phụ phẩm theo dòng chảy đi vào hệ thống xử lý nước thải sẽ làm gia tăng chi phí vận hành hệ thống, chất lượng nước sau xử lý không ổn định,… .

Trên thực tế, nguồn phụ phẩm này có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, dược phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm phụ khác.

Xử lý hiện tượng phú dưỡng trong các kênh, ao, hồ

Phú dưỡng là hiện tượng môi trường tự nhiên khi ao hồ bị dư thừa các chất dinh dưỡng Nito, Photpho. Hiện tượng này không còn xa lạ và dễ dàng nhìn thấy hiện tượng ở những nơi mặt nước ám màu xanh đặc của tảo. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người cũng như các loài sinh vật dưới nước.

Hiện nay, có một số cách giúp xử lý hiện tượng này. Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp đều vẫn còn tồn động một số hạn chế, và có một giải pháp mạng lại hiệu quả cao nếu khắc phục từ ban đầu, đó là sử dụng chế phẩm sinh học.

Ổn định dinh dưỡng trong nước thải

Các chất dinh dưỡng trong nước thải bao gồm N và P. Trong đó: Hàm lượng Nitơ trong nước thải đầu vào được coi là đủ nếu tổng Nitơ (bao gồm Nitơ – Kjedalhl, Nitơ – Amoni, Nitơ – Nitrit, Nitơ – Nitrat) trong nước đã xử lý là 1 – 2mg/l. Nếu cao hơn, nghĩa là hàm lượng Nitơ trong nước thải đã dư thừa thì cần chấm dứt việc bổ sung Nitơ từ ngoài (nếu có).

Sục khí như thế nào mới đảm bảo oxy xử lý nước thải

Oxy tất nhiên là nguyên tố quan trọng nhất trong qua trình sinh khối hoạt tính. Nếu nguồn cung cấp oxy bị cắt hoặc cung cấp hạn chế, sinh khối sẽ trở nên sẫm màu, tỏa mùi khó chịu và chất lượng nước sau xử lý sẽ bị suy giảm.

Cần phải giảm ngay lưu lượng cấp nước thải vào hoặc ngưng hẳn (nếu máy sục khí hỏng hẳn).

Sau những thời kỳ dài không đủ oxy, sinh khối phải được sục khí mạnh mà không nạp nước thải mới. Sau đó, lưu lượng cấp nước thải có thể được tăng lên từng bước một.

Lưu ý: Các vấn đề về oxy cần phải được giải quyết triệt để càng sớm càng tốt.

Các chỉ số cần lưu ý sau xử lý của hệ thống nước thải sinh học

BOD sau xử lý còn cao

Tình trạng này xảy ra là do quá tải, thiếu oxy, pH thay đổi, nhiễm độc, xào trộn kém.

N sau xử lý còn cao

Là do công nghệ chưa ổn định, có sự hiện diện các hợp chất N khó phân hủy, sinh khối bùn trong bể cao, nhiễm độc, chết vi khuẩn.

N-NO3, N-NO2 sau xử lý còn cao

Là do pH không thích hợp (<6,5 hoặc > 8,5), tải N cao, hiện diện chất độc, vận hành chưa ổn định, nhiệt độ thấp, dư oxy (bể yếm khí), thiếu chất hữu cơ. P: yêu cầu ortho photphat: 1-2 mg/l, thiếu phải bổ sung.

Xử lý sự cố máy bơm nước thải

Cần kiểm tra máy bơm xem nước có được đẩy lên hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước, cần kiểm tra lần nước các nguyên nhân sau:

  • Nguồn điện cung cấp năng lượng có ổn định không.
  • Cánh bơm có bị chèn vào chướng ngại vật nào không.
  • Nếu trong lúc bơm có âm thanh lạ cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm ra nguyên nhân để khắc phục sự cố.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà đưa ra phương án sửa chữa máy bơm kịp thời. Tốt nhất nên trang bị 2 máy bơm, vừa để sử dụng dự phòng trong trường hợp máy bơm chính gặp sự cố, vừa để bơm kết hợp với máy bơm chính trong trường hợp cần bơm với lưu lượng lớn hơn.

Các vấn đề sinh khối thường gặp và cách khắc phục

Sinh khối nổi lên mặt nước: Kiểm tra tải lượng hữu cơ, các chất ức chế

Sinh khối phát triển tản mạn: Thay đổi tải lượng hữu cơ, DO. Kiểm tra các chất độc để áp dụng biện pháp tiền xử lý hoặc giảm tải hữu cơ.

Sinh khối tạo thành hỗn hợp đặc: Tăng tải trong, oxy, ổn định pH thích hợp, bổ sung chất dinh dưỡng.

Trạm xử lý nước thải dừng vận hành sẽ có hiện tượng gì xảy ra và cách khắc phục

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ thống xử lý nước thải sinh học dừng hoạt động, điều này sẽ khiến quần thể sinh vật bị đói, thiếu tức ăn, phân hủy nội bào. Sinh khối chết trôi ra ngoài làm gia tăng lượng cặn lơ lửng trong nước. Oxy vẫn cần phải cung cấp để tránh điều kiện kỵ khí và các vấn đề về mùi, tuy nhiên cần phải giảm đến mức thấp nhất.

Cách giải quyết sự cố

  • Giảm lượng nước thải đầu vào từ 20 – 30% mức bình thường.
  • Hãy cố gắng tích trữ càng nhiều càng tốt nước thải trong bể điều hòa hoặc bể chứa.
  • Giảm lượng oxy cung cấp xuống mức thấp nhất có thể (DO khoảng 1-2mg/l).
  • Duy trì quá trình vận hành bình thường lâu đến mức có thể. Duy trì, bổ sung chất dinh dưỡng.
  • Nếu cần thiết phải bổ sung nguồn Carbon từ ngoài vào (như acetate, methanole…) để tránh cho sinh khối bị thối rữa và lấy ra càng nhiều càng tốt.

Tái sử dụng nước thải có lợi ích gì?

Chủ động được nguồn cung cấp nước sạch, an toàn đã qua xử lý: tự cung tự cấp sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng và kiểm soát chất lượng nước sạch.

Tiết kiệm chi phí: Tận dụng tốt nguồn chất thải, không tốn thêm nhiều chi phí mua nước sạch.

Giảm lãng phí: Tái tạo năng lượng giúp tiết kiệm năng lượng và chi phí.

Tạo ra lợi ích môi trường: giúp cho doanh nghiệp tạo được quy trình tuần hoàn, khép kín, hạn chế phát thải tác động đến môi trường.

Thu hồi phụ phẩm trong nước thải ngành chế biết thủy hải sản

Tại các nhà máy chế biến thủy sản, phụ phẩm còn tồn dư trong nước thải chiếm khoảng từ 5-10% tổng sản lượng chế biến. Phụ phẩm theo dòng chảy đi vào hệ thống xử lý nước thải sẽ làm gia tăng chi phí vận hành hệ thống, chất lượng nước sau xử lý không ổn định,… .

Trên thực tế, nguồn phụ phẩm này có thể tận dụng làm thức ăn chăn nuôi, dược phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm phụ khác.

Xử lý hiện tượng phú dưỡng trong các kênh, ao, hồ

Phú dưỡng là hiện tượng môi trường tự nhiên khi ao hồ bị dư thừa các chất dinh dưỡng Nito, Photpho. Hiện tượng này không còn xa lạ và dễ dàng nhìn thấy hiện tượng ở những nơi mặt nước ám màu xanh đặc của tảo. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người cũng như các loài sinh vật dưới nước.

Hiện nay, có một số cách giúp xử lý hiện tượng này. Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp đều vẫn còn tồn động một số hạn chế, và có một giải pháp mạng lại hiệu quả cao nếu khắc phục từ ban đầu, đó là sử dụng chế phẩm sinh học.

Ổn định dinh dưỡng trong nước thải

Các chất dinh dưỡng trong nước thải bao gồm N và P. Trong đó: Hàm lượng Nitơ trong nước thải đầu vào được coi là đủ nếu tổng Nitơ (bao gồm Nitơ – Kjedalhl, Nitơ – Amoni, Nitơ – Nitrit, Nitơ – Nitrat) trong nước đã xử lý là 1 – 2mg/l. Nếu cao hơn, nghĩa là hàm lượng Nitơ trong nước thải đã dư thừa thì cần chấm dứt việc bổ sung Nitơ từ ngoài (nếu có).

Sục khí như thế nào mới đảm bảo oxy xử lý nước thải

Oxy tất nhiên là nguyên tố quan trọng nhất trong qua trình sinh khối hoạt tính. Nếu nguồn cung cấp oxy bị cắt hoặc cung cấp hạn chế, sinh khối sẽ trở nên sẫm màu, tỏa mùi khó chịu và chất lượng nước sau xử lý sẽ bị suy giảm.

Cần phải giảm ngay lưu lượng cấp nước thải vào hoặc ngưng hẳn (nếu máy sục khí hỏng hẳn).

Sau những thời kỳ dài không đủ oxy, sinh khối phải được sục khí mạnh mà không nạp nước thải mới. Sau đó, lưu lượng cấp nước thải có thể được tăng lên từng bước một.

Lưu ý: Các vấn đề về oxy cần phải được giải quyết triệt để càng sớm càng tốt.

Các chỉ số cần lưu ý sau xử lý của hệ thống nước thải sinh học

BOD sau xử lý còn cao

Tình trạng này xảy ra là do quá tải, thiếu oxy, pH thay đổi, nhiễm độc, xào trộn kém.

N sau xử lý còn cao

Là do công nghệ chưa ổn định, có sự hiện diện các hợp chất N khó phân hủy, sinh khối bùn trong bể cao, nhiễm độc, chết vi khuẩn.

N-NO3, N-NO2 sau xử lý còn cao

Là do pH không thích hợp (<6,5 hoặc > 8,5), tải N cao, hiện diện chất độc, vận hành chưa ổn định, nhiệt độ thấp, dư oxy (bể yếm khí), thiếu chất hữu cơ. P: yêu cầu ortho photphat: 1-2 mg/l, thiếu phải bổ sung.

Xử lý sự cố máy bơm nước thải

Cần kiểm tra máy bơm xem nước có được đẩy lên hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước, cần kiểm tra lần nước các nguyên nhân sau:

  • Nguồn điện cung cấp năng lượng có ổn định không.
  • Cánh bơm có bị chèn vào chướng ngại vật nào không.
  • Nếu trong lúc bơm có âm thanh lạ cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm ra nguyên nhân để khắc phục sự cố.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà đưa ra phương án sửa chữa máy bơm kịp thời. Tốt nhất nên trang bị 2 máy bơm, vừa để sử dụng dự phòng trong trường hợp máy bơm chính gặp sự cố, vừa để bơm kết hợp với máy bơm chính trong trường hợp cần bơm với lưu lượng lớn hơn.

Các vấn đề sinh khối thường gặp và cách khắc phục

Sinh khối nổi lên mặt nước: Kiểm tra tải lượng hữu cơ, các chất ức chế

Sinh khối phát triển tản mạn: Thay đổi tải lượng hữu cơ, DO. Kiểm tra các chất độc để áp dụng biện pháp tiền xử lý hoặc giảm tải hữu cơ.

Sinh khối tạo thành hỗn hợp đặc: Tăng tải trong, oxy, ổn định pH thích hợp, bổ sung chất dinh dưỡng.

Trạm xử lý nước thải dừng vận hành sẽ có hiện tượng gì xảy ra và cách khắc phục

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ thống xử lý nước thải sinh học dừng hoạt động, điều này sẽ khiến quần thể sinh vật bị đói, thiếu tức ăn, phân hủy nội bào. Sinh khối chết trôi ra ngoài làm gia tăng lượng cặn lơ lửng trong nước. Oxy vẫn cần phải cung cấp để tránh điều kiện kỵ khí và các vấn đề về mùi, tuy nhiên cần phải giảm đến mức thấp nhất.

Cách giải quyết sự cố

  • Giảm lượng nước thải đầu vào từ 20 – 30% mức bình thường.
  • Hãy cố gắng tích trữ càng nhiều càng tốt nước thải trong bể điều hòa hoặc bể chứa.
  • Giảm lượng oxy cung cấp xuống mức thấp nhất có thể (DO khoảng 1-2mg/l).
  • Duy trì quá trình vận hành bình thường lâu đến mức có thể. Duy trì, bổ sung chất dinh dưỡng.
  • Nếu cần thiết phải bổ sung nguồn Carbon từ ngoài vào (như acetate, methanole…) để tránh cho sinh khối bị thối rữa và lấy ra càng nhiều càng tốt.

Giải pháp hỗ trợ trọn đời

Chia sẻ và tư vấn cải tiến công trình, ứng phó và dự phòng các sự cố môi trường.

Bạn cần tối ưu công tác môi trường?

Nhưng bạn không có chuyên gia hoặc đơn vị chuyên môn nào đáng tin cậy để tư vấn? ARES sẽ cung cấp cho bạn các giải pháp toàn diện giúp bạn giải quyết mọi vấn đề môi trường bận tâm

Công nghệ nổi bật

Hãy cùng theo dõi các video về môi trường, xử lý nước thải tại Youtube channel

Tài liệu tham khảo

Chúng tôi thường xuyên cải tiến, ứng dụng các công nghệ hiện đại trong các dự án của mình.