Skip to main content

Đầu tư máy ép bùn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nhân công. Nếu doanh nghiệp đầu tư máy ép bùn chất lượng cao, hiện đại thì bùn thải ép ra có độ khô cao, khối lượng bùn và thể tích giảm đáng kể giúp tiết kiệm 60 – 80% chi phí xử lý và vận chuyển so với sử dụng sân phơi bùn truyền thống.

Một vấn đề khác trong việc xử lý bùn thải là rào cản về chi phí. Bùn thải là kết quả cuối cùng của một quá trình hóa – lý phức tạp ảnh hưởng đến nước thải. Vì chúng chủ yếu gồm nước, do đó có khối lượng và thể tích lớn.

Các nhà máy và xí nghiệp sản xuất, đặc biệt là những đơn vị chưa có hoặc mới trang bị hệ thống xử lý bùn thải với hiệu suất thấp, sẽ nhanh chóng đối mặt với tình trạng quá tải. Điều này đòi hỏi họ phải tìm đến các bên thứ ba để thuê để thu gom và xử lý bùn thải. Chi phí thu gom và xử lý liên tục tăng lên mà không có dấu hiệu dừng lại.

Với kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực xử lý nước, nước thải, bài viết này sẽ giúp Quý khách hàng có thêm thông tin đáng tin cậy thông qua phân tích ứng dụng, ưu điểm, hạn chế của 03 loại máy ép bùn phổ biến trên thị trường hiện nay và ví dụ cụ thể về lựa chọn máy ép bùn cho nhà máy chế biến thuỷ sản.

May ep bun

Phân tích so sánh các dòng máy ép bùn

Ứng dụng

– Nước thải sinh hoạt;
– Nước thải y tế/Bệnh viện;
– Nước thải giặt mài;
– Nước thải xi mạ;
– Nước thải chăn nuôi;
– Nước thải lò giết mổ.

Ưu điểm

– Chi phí vận hành thấp:
– Gần như không cần thêm dung dịch polymer để bình ổn nồng độ dung dịch;
– Điện năng tiêu hao ít;
– Không cần người vận hành;
– Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế linh kiện thấp và sẵn có;
– Chi phí đầu tư thấp: Do kết cấu đơn giản nên chi phí đầu tư của máy ép bùn khung bản thấp nhất trong các dòng máy ép bùn đang hoạt động tại Việt Nam;
– Phù hợp với mọi loại bùn như: Bùn sinh hoạt, bùn hóa học, bùn quặng, bùn khoáng…
– Dễ vận hành: không cần đào tạo công nhân vẫn sử dụng rất hiệu quả;
– Dễ dàng thay đổi độ khô của bánh bùn;
– Có thể tạo bánh bùn có độ khô lớn nhất trong các dòng máy ép bùn.

Hạn chế

– Không hoạt động liên tục do đặc tính hoạt động theo mẻ;
– Máy cần diện tích đặt lớn, chiếm diện tích đặt máy;
– Tháo bùn hoàn toàn bằng thủ công.

Máy ép bùn băng tải

Ứng dụng

– Nước thải fillet;
– Nước thải surimi;
– Nước thải tôm;
– Nước thải bột cá;
– Nước thải nhuộm;
– Nước thải giặt mài.

Ưu điểm

– Hoạt động liên tục, dùng phù hợp trong công nghiệp;
– Diện tích đặt máy nhỏ, tiết kiệm diện tích;
– Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thuộc dạng trung bình (lớn hơn máy ép bùn khung bản và nhỏ hơn các loại còn lại).

Hạn chế

– Chi phí vận hành cao;
– Tiêu tốn polymer để bình ổn nồng độ dung dịch;
– Phải thau rửa vải lọc liên tục;
– Cần nhiều người vận hành do hoạt động liên tục;
– Phụ kiện thay thế, sửa chữa tốn kém và không có sẵn.
– Độ ẩm của bã (bánh bùn) sau ép rất cao;
– Khó thay đổi đổ ẩm của bánh bùn.

Máy ép bùn trục vít

Ứng dụng

– Nước thải sinh hoạt;
– Nước thải chăn nuôi;
– Nước thải fillet;
– Nước thải surimi;
– Nước thải tôm;
– Nước thải bột cá;
– Nước thải ngành giấy;
– Nước thải sắn

Ưu điểm

– Độ ồn thấp, hoạt động êm ái, nhẹ nhàng;
– Làm việc liên tục;
– Lượng nước rửa rất thấp (1/8 so với máy ép bùn băng tải);
– Tiêu thụ điện năng rất thấp (1/20 so với máy ly tâm);
– Vật liệu làm thân máy tốt nên độ bền cao, có khả năng chống chịu môi trường khắc nghiệt;
– Các vòng cố định và các tấm di chuyển thay thế cho bộ lọc, tự làm sạch, chống kẹt, và dễ dàng xử lý bùn nhớt;
– Độ ẩm bùn sau ép rất thấp, độ khô của bánh bùn cao;
– Dễ vận hành.

Hạn chế

– Chi phí ban đầu cao (gấp 2.5 lần máy cùng loại);
– Năng suất rất thấp;
– Bảo trì bảo dưỡng phức tạp, linh kiện không có sẵn.

Lựa chọn máy ép bùn trục vít cho nhà máy chế biến thuỷ sản

Chi phí xử lý bùn thải nguy hại ngày năm 2023

  • Bùn thải thông thường: 2.700 VNĐ/kg – 4.500 VNĐ/kg.
  • Bùn thải công nghiệp: 2.300 VNĐ/kg – 5.500 VNĐ/kg.
  • Bùn thải nguy hại: 3.700 VNĐ/kg – 6.600 VNĐ/kg.

Bùn thải từ nhà máy chế biến thuỷ sản có nguy hại không?

Theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại thì bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp được xếp vào loại chất thải nguy hại * (có khả năng là chất thải nguy hại).

Do đó, bùn thải từ nhà máy chế biến thủy sản cần được phân định tính chất nguy hại theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước (QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại) để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định.

Vì thế, việc đầu tư quy trình xử lý bùn thải thuỷ sản là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà máy, cơ sở kinh doanh và chế biến trong ngành.

Báo giá máy ép bùn trục vít cho nhà máy chế biến thuỷ sản

Chi phí dao động trong khoảng từ 380,000,000 – 420,000,000 triệu đồng đối với hệ thống xử lý nước thai chế biến thuỷ sản công suất 200 – 250 m3/ngày, chuyên phi lê cá và chứa nhiều phụ phẩm: da cá, xương vụn, thịt vụn,.. và có tính chất nước thải đầu vào như sau:

STTChỉ tiêuĐơn vịNước thải đầu vào
1CODmg/L2000 – 2500
2BODmg/L1000 – 1500
3TSSmg/L500 – 1000
4TPmg/L50 – 100
5TNmg/L300 – 400
Bảng tính chất nước thải của nhà máy phi lê cá.

Ghi chú:

– Khối lượng bùn khô tuyệt đối sau ép: kgDs : 16-32 (kgDS/h)
– Độ ẩm bùn sau khi ép: 80-85 (%)
– Cung cấp bộ thiết bị cho hệ thống ép bùn
– Toàn bộ hệ thống đường ống, đường điện, phụ kiện lắp đặt trong hệ thống ép bùn thải;
– Chi phí vận chuyển thiết bị;
– Chi phí nhân công lắp đặt toàn bộ hệ thống.

Kết luận

Nếu Quý khách hàng đang phân vân giữa nhiều sự lựa chọn. Hãy liên hệ với ARES để được tư vấn dòng máy ép bùn phù hợp với điều kiện kinh tế, nhu cầu.

ARES với đội ngũ kỹ sư “phụng sự” và 20 năm trong lĩnh vực xử lý môi trường sẽ mang đến cho Quý khách hàng sự an tâm, hài lòng, và cam kết uy tín trong chất lượng dịch vụ cung cấp.


Close Menu
Verified by MonsterInsights