Skip to main content
Bài viết

Nước thải ngành công nghiệp Giấy

By Tháng chín 7, 2022Tháng chín 15th, 2022No Comments

Xử lý nước thải là quá trình loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải như nước thải hộ gia đình, thương mại và cơ quan. Nó bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm và sản xuất nước thải được xử lý an toàn với môi trường.

1. Nước thải từ ngành sản xuất giấy

Cùng với sự phát triển khoa học- kỹ thuật, nhu cầu sử dụng giấy con người ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, nước thải của ngành công nghiệp này lại đang gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên.

Hiện nay có khoảng 90 nhà máy giấy đang hoạt động trong cả nước, sản lượng giấy các tỉnh phía nam gần 90.000 tấn/năm, trong đó TP.HCM chiếm hơn 12.000 tấn/năm. Nước thải của ngành công nghiệp giấy có hàm lượng COD khá cao 22.000-46.500 mg/l, BOD chiếm từ 40-60% COD.        

nuoc thai sinh hoat

2. Thành phần và đặc điểm của nước thải

Nước thải ngành giấy mang theo các tạp chất như hóa chất, bột giấy, các chất ô nhiễm dạng hữu cơ và vô cơ. Trong đó dòng thải từ các quá trình nấu bột và tẩy trắng có mức độ ô nhiễm và độc hại cao nhất. Lượng bột giấy có rất nhiều trong nước thải của ngành sản xuất giấy, nếu không được thu hồi mà thải trực tiếp ra môi trường vừa gây ô nhiễm nghiêm trọng vừa lãng phí một nguồn nguyên liệu lớn

Capture 3
Bảng thành phần hoá chất có trong nước thải sản xuất giấy
(Nguồn: Tổng cục môi trường -2011)

Đặc điểm:

+ Hàm lượng chất rắn lưng lơ cao

+ Độ màu cao đối với các sơ sở sản xuất giấy tự nhiên

+  Hàm lượng hữu cơ cao, đặc biệt chỉ tiêu về tổng Nito, COD, BOD,…

3. Các phương pháp xử lý nước thải ngành giấy phổ biển

– Phương pháp lắng: hệ thống thiết bị lắng hình phễu sẽ giúp giữ lại các xơ sợi, bột giấy. Phương pháp này thường được dùng để xử lý nước có công đoạn nghiền giấy.

– Phương pháp sinh học: dùng để xử lý các hợp chất hữu cơ dạng tan. Thành phần lignin trong nước thải nhà máy sản xuất giấy rất khó để phân hủy ở trong các môi trường hiếu khí và yếm khí. Chính vì thế, cần có phương pháp sinh học để có thể xử lý sơ bộ loại chất độc này.

-Phương pháp tuyển nổi: giúp tạo ra trong nước thải những bọt khí có kích thước nhỏ để có thể lọc tách. Những cụm chất thải này có kích thước nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên trên bề mặt và nhanh chóng bị thu gom khỏi nguồn nước.

Tuy nhiên, các phương pháp này là phương cổ điển cần diện tích lớn và hao tốn hóa chất.

Thiết bị tách rắn – lỏng màng chắn dây nêm là thiết bị thu hồi lượng bột giấy trong nước thải mà không hao tốn một lượng hóa chất nào, dễ dàng bảo trì và tiết kiệm diện tích, hiệu suẩt tách rắn lỏng cao ( > 90%). Việc ứng dụng thiết bị giúp nhà máy thu hồi phụ phẩm chuyển hóa thành nguyên liệu sản xuất, giảm hàm lượng TSS (chất rắn lơ lửng) trong nước thải đồng thời hạn chế tắt nghẽn đường ống.

Bài viết tham khảo: Công nghệ màng chắn dây nêm

Quý khách hàng/ Quý đối tác đang khó khăn lựa chọn áp dụng công nghệ nào để phù hợp? Hoặc cần nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải. Hãy để ARESEn đồng hành cùng xử lý khó khăn của Quý doanh nghiệp.

Leave a Reply

Close Menu