Skip to main content
Tài liệu môi trường

Nước cấp sinh hoạt gia đình

1. Thực trạng nguồn nước cấp sinh hoạt

Nguồn nước từ sông ngòi có độ đục cao, do dòng chảy cuốn theo bùn đất, phù sa, các chất thải từ con người và sinh vật sống trong nước. Đồng thời nước sông có mùi hôi và chứa các vi sinh vật, rêu tảo. Các vấn đề trên gây ra bệnh ngoài da, dị ứng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh tả – kiết lị nguy hiểm.

Nguồn nước từ giếng khoan có chứa sắt, mangan và một số kim loại khác, khi không được xử lý có thể gây ngộ độc cấp tính. Độ cứng cao cũng là vấn đề của nước giếng, nước khó đun sôi, làm mất mùi vị thức ăn, quần áo giặt không sạch, hay nghiêm trọng hơn là tích tụ trong cơ thể gây ra bệnh sỏi thận, tắc nghẽn động mạch.

24 min

2. Các quá trình chính trong công nghệ xử lý nước cấp

2.1. Quá trình tiền xử lý

Đối với nước mặt, cần loại bỏ rác thải, cặn bẩn trong nước bằng các song chắn rác thô, lưới chắn rác tinh. Nước được dẫn vào bể lắng sơ bộ nhằm loại bỏ một phần bùn đất trong nước.

Đối với nước giếng, việc làm thoáng rất quan trọng, giúp chuyển đổi sắt và các kim loại từ dạng hòa tan thành cặn rắn. Có thể sử dụng giàn phun mưa hoặc tháp oxy hóa giúp oxy hòa trộn trong nước, tạo kết tủa với các ion kim loại.

2.2. Quá trình hóa lý

Tại đây các hóa chất keo tụ như phèn nhôm, phèn sắt… phản ứng với các chất bẩn tạo thành bông cặn. Các cánh khuấy với tốc độ phù hợp tạo dòng chuyển động, các bông cặn nhỏ va chạm và kết dính với nhau thành bông cặn lớn. Châm thêm hóa chất trợ keo tụ polymer tăng khả năng kết dính, giúp bông cặn lắng tốt hơn.

Nước sau keo tụ đi vào bể lắng, các bông cặn lắng xuống đáy bể theo tác động của trọng lực. Phần nước trong tràn vào máng thu, đưa đến bể chứa.

2.3. Quá trình lọc

Nước sau lắng lần lượt đi qua cột lọc thô có chứa cát, sỏi nhằm loại bỏ các cặn bẩn kích thước nhỏ. Tiếp theo cột lọc mùi chứa than hoạt tính hấp thụ các phần tử tạo mùi, đảm bảo nước thành phẩm không chứa mùi khó chịu. Sau cùng là cột lọc tinh có thể lọc đến 0.1 micron, giúp loại bỏ tối đa các chất bẩn còn tồn tại trong nước.

Đối với nước ngầm, cột lọc mùi được thay thế bằng cột làm mềm, chứa các hạt làm mềm chuyên dụng, giúp giảm độ cứng trong nước.

2.4. Quá trình khử trùng

Nước sau lọc được khử trùng bằng dung dịch Chlorine, phù hợp với nhiều công suất xử lý khác nhau. Một số phương pháp khử trùng khác được sử dụng như sục khí ozone, chiếu đèn UV, tuy nhiên với công suất xử lý lớn khó kiểm soát chất lượng.

Sau khi khử trùng, nước được loại bỏ hoàn toàn các vi sinh vật gây hại. Chất lượng nước cấp cho sinh hoạt – ăn uống  đạt QCVN 01-1:2018/BYT,  đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

11 min

Mục lục
Close Menu
Verified by MonsterInsights