Skip to main content
Tài liệu môi trường

Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải

nuoi cay vi sinh

Cách nuôi cấy vi sinh trong quá trình xử lý nước thải

Việc nuôi cấy vi sinh chỉ có thể thực hiện theo từng đợt xử lý, nghĩa là không thể cho nước thải chảy liên tục vào bể Hiếu khí.

Kiểm soát nồng độ chất ô nhiễm đầu vào: Trong quá trình nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải mới xây dựng, thường xảy ra hiện tượng sốc tải. Nồng độ chất ô nhiễm đầu vào quá cao khiến vi sinh vật không thể thích ứng kịp và bị ức chế phát triển. Trong trường hợp này, cần pha loãng nồng độ nước thải đầu vào. Tuy nhiên, đối với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, có thể bỏ qua quá trình pha loãng, nhưng phải tăng thời gian sục khí.

Kiểm soát các thông số vận hành: Trước khi đưa nước thải vào hệ thống xử lý sinh học, cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • pH: 6,5 – 8,5
  • Nhiệt độ: 12 – 40oC
  • Nồng độ oxy hòa tan (DO) trong bể: 2 – 4 mg/L
  • Hàm lượng cặn lơ lửng: Không vượt quá 150 mg/L
  • Không chứa các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng và các chất độc.
  • Tỉ lệ dinh dưỡng tối ưu C:N:P = 100:5:1

Quá trình nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải có thể thực hiện như sau:

Khởi động hệ thống bằng cách đảm bảo các thiết bị trong hệ thống hoạt động ổn định.

Bật bơm để đưa nước thải từ bể điều hòa hoặc bể chứa vào bể Hiếu khí. Đối với nước thải sinh hoạt, không cần pha loãng, bơm nước thải đến mức dung tích của bể.

  1. Bật máy thổi khí để cung cấp khí vào hệ thống, điều chỉnh phân phối khí đều trên toàn bộ bể
  2. Thêm bùn vi sinh vào bể xử lý nước thải sinh hoạt, sau đó bổ sung men vi sinh hiếu khí. Bật máy thổi khí để tạo sục khí liên tục.
  3. Sau khoảng 6 giờ, kiểm tra các thông số của nước thải như pH, DO, nhiệt độ, SVI. Ghi lại các giá trị này vào tài liệu vận hành.

Cách nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải qua các ngày

Ngày thứ 1:

  • Tắt máy thổi khí để lắng trong thời gian 1-2 giờ.
  • Cho nước trong ra, lượng nước bơm ra bằng 20-30% thể tích làm việc của bể.
  • Bơm nước thải mới vào với lượng bằng nước đã bơm ra trước đó.
  • Tiếp tục sục khí và bổ sung men vi sinh hiếu khí.
  • Sau 2-4 giờ, kiểm tra các thông số trong bể như pH, nhiệt độ, DO, màu bùn, SVI. Ghi lại vào tài liệu vận hành.

Ngày thứ 2: Thực hiện các bước tương tự như ngày thứ 1.

Ngày thứ 3: Thực hiện các bước tương tự như ngày thứ 1.

Ngày thứ 4:

  • Tắt máy thổi khí để lắng trong thời gian 1-2 giờ.
  • Cho nước trong ra, lượng nước bơm ra bằng 20-30% thể tích làm việc của bể.
  • Bơm nước thải mới vào với lượng bằng nước đã bơm ra trước đó.
  • Tiếp tục sục khí nhưng không bổ sung men vi sinh hiếu khí.
  • Sau 2-4 giờ, kiểm tra các thông số trong bể như pH, nhiệt độ, DO, màu bùn, S30. Ghi lại vào tài liệu vận hành.

Ngày thứ 5:

  • Tắt máy thổi khí để lắng trong thời gian 1-2 giờ.
  • Cho nước trong ra, lượng nước bơm ra bằng 20-30% thể tích làm việc của bể.
  • Bơm nước thải mới vào với lượng bằng nước đã bơm ra trước đó.
  • Tiếp tục sục khí.
  • Sau 2-4 giờ, kiểm tra các thông số trong bể như pH, nhiệt độ, DO, màu bùn, SV30. Ghi lại vào tài liệu vận hành.

Ngày thứ 6:

  • Kiểm tra các thông số như pH, nhiệt độ, DO, màu bùn, SV30, SVI.
  • Múc mẫu nước thải khi bể đang hoạt động (đang sục khí) để kiểm tra khả năng tạo bông và khả năng lắng của bùn.
  • Kiểm tra nồng độ bùn trong bể.
  • Ghi lại vào tài liệu vận hành.
  • Nếu các thông số đạt chỉ tiêu, có thể tăng lưu lượng bơm ra-nước thải vào lên 40-50%. Duy trì lưu lượng trong 2-4 ngày để vi sinh vật thích nghi. Trong trường hợp không đạt chỉ tiêu, kiểm tra lại các thông số đầu vào nước thải tại bể gom hoặc bể điều hòa theo chỉ tiêu đã nêu ở trên,

Các ngày tiếp theo:

  • Chuyển chế độ vận hành từ thủ công sang tự động.
  • Kiểm tra chất lượng nước đầu ra hàng ngày.
  • Kiểm tra các thông số như pH, nhiệt độ, DO, màu bùn, SV30, SVI, F/M.
  • Ghi lại vào tài liệu vận hành để theo dõi.

Mục lục
Close Menu
Verified by MonsterInsights