Skip to main content
Tài liệu môi trường

03 bước hướng dẫn nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải


Việc ứng dụng vi sinh xử lý nước thải đang ngày càng phổ biến bởi hiệu quả vượt trội và tính thân thiện môi trường. Tuy nhiên, để hệ thống hoạt động ổn định và đạt hiệu suất tối ưu, việc tính toán liều lượng vi sinh và áp dụng đúng kỹ thuật nuôi cấy là vô cùng quan trọng.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết từ A đến Z về cách tính toán liều lượng, quy trình khởi động và nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải hiệu quả.

1. Tính toán liều lượng nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

1.1. Khởi động mới hoàn toàn – Nuôi cấy vi sinh lại hệ thống

Liều lượng nuôi cấy vi sinh: 2 – 10 ppm/ngày tuỳ theo nồng độ COD, BOD trong nước thải, thường dùng 3 ppm.

Thời gian nuôi cấy vi sinh: Cung cấp lượng vi sinh A mỗi ngày trong 15 ngày liên tục.

Công thức tính: A = (m x V) / 1000

  • A: Khối lượng vi sinh nuôi cấy trong 1 ngày (kg/ngày)
  • m: 2 – 10 ppm (dùng thường là 3 ppm)
  • V: Thể tích bể sinh học (m3) [hiếu khí hoặc kỵ khí]

Lưu ý:

  • Sử dụng 5 – 10% bùn hoạt tính để tăng phát triển (dùng bể SBR hoặc Aerotank).
  • Mô hình sinh học bám dính như Trickling Biofilter hoặc RBC nên được sử dụng cho giai đoạn khởi đầu.
  • Cho vi sinh xử lý nước thải trực tiếp vào hệ thống mà không cần pha loãng trước.
  • Đảm bảo pH từ 6 – 8, hoạt động tốt nhất ở pH trung tính.
  • Trong giai đoạn khởi đầu hoặc khi cải tạo hệ thống, bể cần được khởi động với tải trọng thấp hoặc nồng độ COD khoảng 2kg/m3.
  • Đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1 cho chất dinh dưỡng.

1.2. Duy trì hệ thống

Liều lượng: 0,5 ppm/ngày hoặc theo nồng độ COD, BOD trong nước thải và độ ổn định của hệ thống.

Công thức tính: A = (m x Q) / 1000

  • A: Khối lượng vi sinh bổ sung hàng ngày (kg/ngày)
  • m: 0,5 ppm
  • Q: Lưu lượng nước thải đầu vào (m3/ngày)

2. 03 bước nuôi cấy vi sinh

Bước 1:  Chuẩn bị khởi tạo hệ thống

  • Kiểm tra và cài đặt các thông số của thiết bị như bơm chìm, máy khuấy, máy thổi khí, bơm định lượng, bồn chứa chất dinh dưỡng.
  • Điều chỉnh lưu lượng nước thải và lưu lượng khí cung cấp cho hệ thống xử lý sinh học.

Bước 2: Bơm nước thải vào hệ thống

  • Bật bơm cấp nước thải và bơm cho đến khi nước thải chảy qua hệ thống xử lý với vi sinh vật hiếu khí.
  • Đối với nước thải sinh hoạt, có thể cấp nước thải vào đầy bể.
  • Đối với nước thải công nghiệp chứa nồng độ ô nhiễm cao, cần cấp khoảng 1/3 hoặc 2/3 dung tích bể, sau đó cấp nước sạch để pha loãng nồng độ cho đến khi gần đầy bể.

Bước 3: Cung cấp khí cho hệ thống

  • Bật máy thổi khí để cung cấp khí cho hệ thống.
  • Điều chỉnh hệ thống phân phối khí đều trên bề mặt bể.
  • Kiểm tra nồng độ oxy hòa tan để đảm bảo ở mức 2 – 4 mg/l.

3. Hướng dẫn nuôi cấy vi sinh

Bạn có thể bổ sung vào hệ thống sinh học 5 – 10% thể tích bùn, sau đó bắt đầu quá trình nuôi cấy vi sinh cho hệ thống, theo thứ tự như sau:

3.1. Giai đoạn nuôi cấy phục hồi hệ thống

Bổ sung bùn vi sinh xử lý nước thải:

  • Thêm 5-10% thể tích bùn vào hệ thống sinh học để bắt đầu quá trình nuôi cấy.
  • Bổ sung bùn vi sinh với lượng vừa đủ để tạo cơ chất cho vi sinh phát triển.

Quá trình nuôi cấy vi sinh:

  • Ngày thứ 1: Bổ sung bùn vi sinh vào bể, sau đó thêm men vi sinh hiếu khí và kích hoạt máy thổi khí. Kiểm tra các thông số chất lượng nước thải đầu vào.
  • Ngày thứ 2-4: Thực hiện lắng bùn, bổ sung nước mới và men vi sinh hiếu khí định kỳ. Kiểm tra và ghi chép các thông số chất lượng nước.
  • Ngày thứ 5: Nếu nồng độ SV30 tăng và bùn phát triển tốt, tăng tải trọng lưu lượng nước thải. Kiểm tra và điều chỉnh thông số chất lượng nước thải.

Ngày thứ 6 trở đi:

  • Tiếp tục kiểm tra và theo dõi các thông số chất lượng nước. Tăng công suất cho hệ thống khi cần thiết đến khi đạt full tải trọng.
huong dan nuoi cay vi sinh xu ly nuoc thai nen

3.2 Giai đoạn bổ sung vi sinh xử lý nước thải

Khi hệ thống ổn định, bổ sung vi sinh trực tiếp vào hệ thống theo liều lượng phù hợp (0,5 ppm/ngày dựa vào lượng nước thải/ngày).

Lưu ý: Việc áp dụng các bước và quy trình nuôi cấy vi sinh trên sẽ giúp cải thiện hiệu suất xử lý nước thải và duy trì sự ổn định của hệ thống sinh học. Hãy lưu ý các thông số quan trọng như SV30, SVI, F/M và tuổi bùn để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và ổn định.

4. Review 03 dòng sử dụng nuôi cấy vi sinh BEST SELLER

4.1. Nuôi cấy vi sinh xử lý Amoni, nito Quick Start Canada

  • Dòng vi khuẩn nitrat hóa hàng đầu tại Canada.
  • Tăng hiệu quả loại bỏ Amoni và Nitơ trong nước thải.
  • Gia tăng sinh khối bùn và tạo ra năng lượng cho tế bào.

4.2. Nuôi cấy vi sinh hiếu khí xử lý BOD, COD, TSS – IMWT Canada

  • Khởi động hệ thống mới nhanh chóng.
  • Cấp cứu hệ thống bị sốc vì sinh trong 2-3 ngày.
  • Xử lý hiệu quả BOD, COD, TSS cao vượt chuẩn.

4.3. Nuôi cấy vi sinh kỵ khí xử lý BOD, COD, TSS – AD BOOST Canada

  • Tăng cường sinh khí Metan.
  • Đẩy mạnh xử lý BOD, COD, TSS.
  • Kiểm soát các chất gây mùi: H2S, Amin, Amoni.

ARES thấu hiểu những băn khoăn của bạn về quy trình nuôi cấy vi sinh, liều lượng sử dụng và cách thức bổ sung hiệu quả. Chính vì vậy, chúng tôi đã xây dựng một case study chi tiết, minh họa rõ ràng quy trình từ A đến Z. Truy cập ngay bài viết để khám phá quy trình chuẩn chuyên gia và giải đáp mọi thắc mắc!

5. So sánh vi sinh ACF 32 Mỹ và Proventus Bioscience Canada

5.1. ACF 32 – Giải pháp vi sinh xử lý nước thải đa năng từ Mỹ

ACF 32 là dòng vi sinh xử lý nước thải đa năng, hiệu suất vượt trội, được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải công nghiệp, đặc biệt là các ngành:

  • Sản xuất công nghiệp nói chung
  • Sản xuất bia, rượu, nước giải khát
  • Chế biến sữa
  • Dệt nhuộm
  • Sản xuất cao su

ACF 32 mang đến hiệu quả xử lý mạnh mẽ gấp 10 lần so với các dòng vi sinh Việt Nam thông thường và dòng này cũng dễ dàng thích nghi với nhiều môi trường xử lý khác nhau, từ kỵ khí, hiếu khí đến tùy nghi. Bên cạnh đó, đối với dòng này bạn có thể đổ trực tiếp vào bể, thao tác khá là đơn giản.

5.2. Chọn vi sinh ACF 32 và Vi sinh Canada Proventus Bioscience?

Được sản xuất tại Mỹ, ACF 32 là dòng sản phẩm vi sinh xử lý nước thải đa năng, phù hợp với nhiều loại hình nước thải khác nhau, từ công nghiệp, nông nghiệp đến sinh hoạt. ACF 32 có khả năng xử lý hiệu quả BOD, COD, TSS, giảm mùi hôi và hỗ trợ quá trình Nitrate hóa.

Tuy nhiên, đối với một số hệ thống xử lý nước thải như thủy sản, đặc biệt là trong việc kiểm soát Amoni và Nitơ – vấn đề nhức nhối của ngành, bộ 3 vi sinh Canada ARES sẽ là lựa chọn vượt trội hơn hẳn.

Tại sao lại như vậy?

Bởi vì:

  • Hiệu quả xử lý Amoni, Nitơ chưa thực sự vượt trội: Nước thải thủy sản thường chứa hàm lượng Amoni, Nitơ cao, đòi hỏi giải pháp chuyên biệt để xử lý triệt để. Trong khi ACF 32 chỉ hỗ trợ quá trình Nitrate hóa, QUICK START với dòng vi khuẩn Nitrat hóa hàng đầu Canada sẽ mang đến hiệu quả xử lý vượt trội hơn hẳn.
  • Khả năng cấp cứu hệ thống nhanh chóng: Sự cố hệ thống là điều không thể tránh khỏi. Trong khi ACF 32 cần thời gian để thích nghi và phát huy hiệu quả, IMWT có thể “cấp cứu” hệ thống bị sốc chỉ trong 2-3 ngày, giúp bạn nhanh chóng ổn định hệ thống, giảm thiểu thiệt hại về thời gian và chi phí.
  • Liều lượng sử dụng tối ưu: Sử dụng liều lượng chính xác không chỉ mang lại hiệu quả xử lý cao mà còn tiết kiệm chi phí. Với ARES, bạn sẽ được đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm tư vấn và cung cấp liều lượng “may đo” dựa trên đặc tính của từng hệ thống, đảm bảo hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí hơn so với việc sử dụng liều lượng cao và thời gian xử lý dài hơn như ACF 32.

Tóm lại, với khả năng xử lý chuyên sâu, tốc độ phản ứng nhanh nhạy và liều lượng tối ưu, bộ 3 vi sinh Canada Proventus Bioscience chính là giải pháp toàn diện và vượt trội hơn so với sản phẩm vi sinh ACF 32 trong cùng phân khúc giá.

6. Kết luận

Mỗi hệ thống xử lý nước thải đều có những đặc tính riêng biệt về nồng độ ô nhiễm, lưu lượng xử lý và nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, để đạt hiệu quả xử lý tối ưu, việc xác định liều lượng vi sinh phù hợp là vô cùng quan trọng. Đến với ARES, bạn sẽ được đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ tận tình để đưa ra liều lượng sử dụng chính xác nhất, đảm bảo hiệu quả xử lý và tiết kiệm chi phí.

Hy vọng rằng với những thông tin chi tiết về nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải được cung cấp trong bài viết, bạn đọc đã có thể tự tin hơn trong việc vận hành hệ thống xử lý nước thải của mình một cách hiệu quả và bền vững.

>>>Xem thêm bài viết liên quan:


Tải catalogue về vi sinh xử lý nước thải

Mục lục
Close Menu