Skip to main content
Tài liệu môi trường

Hướng dẫn sử dụng Polymer

WIKI PICS min 11

1. Ứng dụng Polymer Cation

1.1. Ứng dụng

Polymer cation là chất keo tụ dạng bột được khuyến khích sử dụng cho các quá trình phân loại lỏng – rắn sau:

  • Máy ép bùn băng tải, máy li tâm – gia tăng tỷ lệ sản phẩm, bánh bùn và thu hồi hóa chất
  • Lắng nước – nâng cao hiệu quả, quá trình và chất lượng nước bằng cách giảm chất lơ lửng và độ đục
  • Tuyển nổi
  • Lọc – nâng cao chất lượng nước lọc
  • Làm đặc – nâng cao sự đông kết, lắng

1.2. Cách sử dụng

Nguyên lý sử dụng

Polymer cation được hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch gốc, sau đó bơm vào hệ thống cần xử lý.

  • Nồng độ pha dung dịch gốc: 0,01 – 0,2% khối lượng
  • Bơm định lượng luôn ở chế độ tự động Nồng độ trích 0,1 – 20ppm

Cách pha

  • Cho nước vào bồn chứa sau đó cho Polymer cation vào với lượng tương ứng với nồng độ dung dịch gốc (nồng độ dung dịch gốc thay đổi phụ thuộc vào tính chất từng loại nước thái)

Ví dụ: Cần pha dung dịch gốc với nồng độ 0,01 %: cân 0,1kg Polymer cho vào bồn chứa 1.000lít nước

Bật máy khuấy 60 phút để Polymer tan hoàn toàn trong nước

1.3. Cách điều chỉnh nồng độ Polymer trong hệ thống

Điều chỉnh lưu lượng bơm trích hoặc nồng độ dung dịch gốc sao cho bông cặn lớn với liều lượng sử dụng Polymer thấp nhất, lượng cặn qua ngăn gom nước nhỏ.

2. Hướng dẫn sử dụng Polymer Anion

2.1. Ứng dụng

Polymer anion là chất keo tụ dạng bột được dùng để trợ lắng cho dung dịch huyền phù, có thể dùng một mình hoặc kết hợp với các chất đông tụ vô cơ khác. Polymer anion được khuyến khích sử dụng cho các quá trình phân loại lông – rắn sau:

  • Khử nước cơ học – xử lý bùn vô cơ gia tăng tỷ lệ sản phẩm, thu hồi chất rắn và chất lượng nước nhánh
  • Lắng nước – cải tiến sự keo tụ làm tốc độ lắng nhanh hơn, gia tăng sự kết bùn và chất lượng nước
  • Hỗ trợ sự đông tụ – trợ lắng với chất đông tụ vô cơ và hữu cơ
  • Tách nước – thông qua việc giảm chất lơ lửng và độ đục giúp cải thiện nước đầu vào, trong quá trình và nước đầu ra
  • Tuyển nổi – nước sạch hơn và thu lại được chất rắn tốt hơn
  • Lọc – nâng cao chất lượng nước lọc
  • Loại bỏ Phosphate trong nước thải

2.2. Cách sử dụng

Nguyên lý sử dụng

Polymer anion được hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch gốc, sau đó bơm vào hệ thống cần xử lý.

  • Nồng độ pha dung dịch gốc: 0,01 – 0,2% khối lượng
  • Bơm định lượng luôn ở chế độ tự động
  • Nồng độ trích 0,1 – 50ppm

Cách pha

  • Cho nước vào bồn chứa sau đó cho Polymer anion vào với lượng tương ứng với nồng độ dung dịch gốc (nồng độ dung dịch gốc thay đổi phụ thuộc vào tính chất từng loại nước thái)

Ví dụ: Cần pha dung dịch gốc với nồng độ 0,01 %: cân 0,1kg Polymer cho vào bồn chứa 1.000lít nước

  • Bật máy khuấy 60 phút để Połymer tan hoàn toàn trong nước

Cách điều chỉnh nồng độ Polymer trong hệ thống

Điều chỉnh lưu lượng bơm trích hoặc nồng độ dung dịch gốc sao cho bông cặn lớn với liều lượng sử dụng Polymer thấp nhất, lượng cặn qua ngăn gom nước nhỏ.

Thí nghiệm mô phỏng

2.3. Ưu nhược điểm của Polymer

Ưu điểm

  • Liều lượng sử dụng thấp, hiệu quả xử lý cao.
  • Sử dụng được cả trong môi trường acid cũng như bazo.
  • Không làm thay đổi giá trị pH.
  • Giảm bớt việc sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau.
  • Hiệu quả trong việc loại bỏ chất rắn.
  • Dễ hòa tan trong nước.
  • Sản phẩm dạng bột, bảo quản dễ dàng.

Nhược điểm

  • Giá thành cao.
  • Liều dùng cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước.
  1. Những lưu ý khi sử dụng Polymer

3. Lưu ý khi pha dung dịch gốc

  • Phải dùng nước sạch, không chứa những hợp chất lơ lửng
  • Không dùng bơm răng, chỉ nên dùng bơm piston hoặc bơm màng
  • Khuấy nhiều sẽ làm giảm tính chất của Polymer, do đó không nên khuấy khi dung dịch đã phân tấn đều
  • Sau một thời gian dùng polymer sẽ đóng cặn nhớt ở dưới đáy, chúng ta cần lưu ý đánh tung và đưa bớt chúng ra ngoài để nâng cao hiệu suất xử lý nước.

4. Cách bảo quản và vận chuyển

Sử dụng hóa chất Polymer cần phải hết sức ghi nhớ. Polymer là chất gây kích thích cho da và mắt, nên khi tiếp xúc phải trang bị đầy đủ găng tay, mắt kính, khẩu trang, đồ bảo hộ, và khi sử dụng tuyệt đối tuân thủ an toàn lao động.

Hạn sử dụng 2 năm. Bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát. Chú ý hạt polymer rất trơn, nên nhặt và làm sạch bằng nước.

Các loại vật liệu được dùng để cất trữ Polymer là thép không rỉ, sợi thuỷ tinh, nhựa, epoxy. 

5. Tác hại của Polymer 

Mặc dù polymer có rất nhiều tác dụng tuy nhiên tác hại của nhựa polymer cũng không hề nhỏ, nhất là về vấn đề môi trường.

  • Trong quá trình sản xuất polymer sản sinh ra khí CO2, đây là loại khí làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và khí hậu trái đất…
  • Các chất phụ gia được thêm vào trong quá trình sản xuất các sản phẩm làm từ polymer có tác dụng xấu tới sức khỏe của con người, trong một số trường hợp còn gây ung thư, các bệnh ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục nam giới…
  • Polymer tồn tại trong nước sẽ ngăn cản quá trình trao đổi oxy gây ra xói mòn, sạt lở đất, làm cho cây cối không lấy được đủ chất dinh dưỡng. Với động vật nhất là các sinh vật biển thường nhầm lẫn rác thải từ nhựa polymer là thức ăn nên ăn vào và dẫn tới tử vong…
  • Các túi nilon, bao bì làm từ polymer sẽ làm hệ thống thoát nước tại cống, sông bị tắc nghẽn, gây ứ đọng nước, ô nhiễm môi trường.
  • Quá trình đốt nhựa polymer sẽ gây ra khói độc ảnh hưởng tới sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.

Mục lục
Close Menu
Verified by MonsterInsights