Skip to main content
Tài liệu môi trường

Ngành chế biến cá tra, tôm, Surimi

Đặc trưng của ngành sản xuất chế biến thủy sản là hàm lượng N, P rất cao, ứng dụng công nghệ vi sinh kết hợp với hoá lý là giải pháp tối ưu có thể loại bỏ nồng độ ô nhiễm 80 – 90%. 

image 6
Chế biến thủy sản đã và đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang hướng đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung.
Tuy nhiên, ngành chế biến thủy sản thải ra một lượng lớn nước thải trong quá trình sản xuất, với công
suất dao động trên 1000m3/ngày.đêm với sản lượng sản phẩm chế biến khoảng hơn 100 tấn/ngày.

Nguồn phát sinh nước thải

image 7
Hình 1. Quy trình chế biến thủy sản.

Từ Hình 1, phần lớn nước thải phát sinh trong quá trình rửa sạch, sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ và nước vệ sinh cho công nhân. Trong nước thải chứa nhiều mảnh vụn thịt ruột, vảy và mỡ của các loại thủy sản, các mảnh vụn này thường dễ lắng và dễ phân hủy gây ra các mùi tanh.

Chất lượng nước thải chế biến thuỷ sản

Bảng 1. Ước lượng hàm lượng chất ô nhiễm của nước thải chế biến thuỷ sản

Bảng 1. Ước lượng hàm lượng chất ô nhiễm của nước thải chế biến thuỷ sản.

image 11
*Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thuỷ sản

Hàm lượng N và P cao gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp.

Do vậy cần có biện pháp xử lý nước thải ngành chế biến thủy sản đảm bảo đạt quy chuẩn xả thải cho phép trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.

Giải pháp lý hoá sinh kết hợp – giải pháp tối ưu cho hiệu suất xử lý >80%

image 12
Hình 2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải chế biến thuỷ sản.

Dưới đây là tóm tắt các ưu điểm về công nghệ xử lý nước chế biến thuỷ sản.

Tổng quan ưu điểm công nghệ

– Nước sau xử lý đạt QCVN 11:2015/BTNMT, cột B;

– Hướng đến tối ưu hoá chi phí vận hành, chi phí đầu tư, chi phí bảo trì & bảo dưỡng;

–  Công nghệ kỵ khí khuấy trộn tăng hiệu quả xử lý BOD, COD và chuyển hoá P;

– Công nghệ kết hợp thiếu khí, hiếu khí xử lý hiệu quả N, P – Chế độ vận hành tự động và bảo trì đơn giản.

Thiết bị DAF

– Công nghệ đã được kiểm chứng và được chuyển giao cho nhiều đơn vị;

– Chi phí hợp lí; tiết kiệm rất lớn chi phí dầu tư ban đầu;

– Diện tích nhỏ; linh hoạt, thời gian thi công nhanh;

– Ngăn ngừa và loại bỏ mùi hôi;

– Đặt trên mặt đất và có thể tiếp cận dễ dàng khi thao tác hoặc xử lý các vấn đề – Có ít bộ phân chuyển động, giảm điện năng.

Bể kỵ khí tiếp xúc

– Ưu điểm lớn nhất của công nghệ này là có hiệu suất xử lý Photpho cao và chịu được nguồn thải có hàm lượng TSS lớn;

– Việc trộn  sử dụng bằng máy khuấy trung tâm, đảm bảo rằng đầu vào tiếp xúc thường xuyên với sinh khối để chuyển đổi hàm lượng hữu cơ (COD) thành khí sinh học.

Bể Anoxic

– Bể sinh học thiếu khí kết hợp khuấy trộn tạo điều kiện cho vi sinh vật xử lý hợp chất chứa Nitơ thành khí N2 (quá trình khử Nitrat);

– Quá trình hoàn lưu bùn từ bể hiếu khí giúp bổ sung Nitrat tăng cường hiệu quả xử lý Nitơ.

Bể Aerotank

– Bể hiếu khí được cấp khí liên tục giúp vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ (COD, BOD) và thực hiện Nitrit hóa – Nitrat hóa;

– Không chỉ vậy, ưu điểm của bể Aerotank còn là có thể ổn định được lượng bùn, có thể loại bỏ được khoảng 97% chất rắn lơ lửng.

Hệ thống tủ điện điều khiển tự động

– Tủ điện là bộ não trung tâm của trạm xử lý nước thải;

– Đảm bảo vận hành tự động theo lập trình đã cài đặt;

– Giúp quá trình vận hành dễ dàng;

– Hệ thống hoạt động liên tục;

– Đảm bảo hiệu suất xử lý của hệ thống. – Đảm bảo tuổi thọ thiết bị.

Ước tính chi phí đầu tư và vận hành HTXLNT thuỷ sản

Chi phí đầu tư HTXLNT chế biến thuỷ sản dao động trong khoảng 4.000.000 (VNĐ/1m3 nước);

Chi phí vận hành HTXLNT chế biến thuỷ sản dao động trong khoảng 5.000 (VNĐ/1m3 nước).

Lưu ý: Chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo.

Để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao về nồng độ xử lý nước thải, công nghệ ARESEn đề xuất sẽ đạt được những thành quả sau đây:

  • Nước sau xử lý đạt QCVN 11:2015/BTNMT, cột B;
  • Hướng đến tối ưu hoá chi phí vận hành, chi phí đầu tư, chi phí bảo trì & bảo dưỡng;

Bảng 2. Tóm tắt ưu điểm công nghệ.

image 13

Mục lục
Close Menu
Verified by MonsterInsights