Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh. Tuy nhiên, việc đầu tư vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng ở nước ta còn nhiều hạn chế.
Quá trình đô thị nhanh dẫn đến các khu dân cư, đô thị lớn hình thành. Kéo theo đó sẽ gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng, một lượng lớn nước thải, chất thải sinh hoạt thải trực tiếp vào môi trường dẫn đến ô nhiễm các nguồn nước trên mặt đất lẫn nguồn nước ngầm, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Vậy nên làm như thế nào để giải quyết vấn đề trên một cách triệt để, để bảo vệ môi trường sống an toàn – sạch đẹp cho cộng đồng dân cư?
Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt Khu đô thị và trung tâm thương mại
Nước thải sinh hoạt thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, các công trình công cộng khác trong khu dân cư và trung tâm thương mại. Nước thải sinh hoạt gồm hai loại:
- Nước nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi từ việc vệ sinh nhà cửa,…
Đặc trưng tính chất và thành phần của nước thải sinh hoạt Khu đô thị và trung tâm thương mại
Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt tùy thuộc vào nguồn gốc phát thải, chủ yếu là các chỉ tiêu: BOD5, COD, SS (cặn lơ lửng), chất dinh dưỡng (N, P), chất hoạt động bề mặt (dầu mỡ khoáng) và Coliform,…
- Chỉ tiêu BOD5, COD,SS : do các chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein( 40 – 50%); hydrat cacbon (40 – 50%) phát sinh từ các chất thải trong phân, trong thực phẩm thừa,…
- Chỉ tiêu N, P: có trong các thành phần Protein ( thực phẩm), amino (nước tiểu), Phốt pho (phân ),…
- Chất hoạt động bề mặt (dầu mỡ khoáng): phát sinh từ xà phòng giặt, nước rửa chén bát, sữa tắm,…
Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt Khu đô thị và trung tâm thương mại
Thuyết minh sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt Khu đô thị và trung tâm thương mại
- Bể gom: Nước thải đậm đặc phát sinh từ nhà vệ sinh được thu gom về bể phân hủy chất thải hữu cơ, tại đây quá trình phân hủy yếm khí sẽ diễn ra làm giảm nồng độ các chất nhiễm và nước sau bể tự hoại sẽ tự chảy về bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải. Do nước thải sinh hoạt thường chứa hàm lượng dầu mỡ cao nên thiết bị bẫy mỡ có nhiệm vụ giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý, để giảm khả năng bị nghẹt bơm, đường ống & làm giảm quá trình xử lý sinh học phía sau. Nước thải ra khỏi bể tách mỡ được dẫn về bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải.
- Bể điều hòa: Nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom theo tuyến ống thu gom nước thải đưa về bể điều hòa. Bể điều hòa thiết kế dạng kỵ khí kết hợp phân hủy bùn, nhằm phân hủy các chất rắn hữu cơ trong nước thải từ nhà vệ sinh. Đồng thời, trong bể này được bố trí ống xã hồi lưu từ bể lắng cao tải về, nhằm giảm lượng bùn dư trong bể xử lý sinh học và pha loãng nồng độ ô nhiễm của dòng nước thải mới được tiếp nhận. Từ đây nước thải tự chảy vào bể lên men bùn. Nước thải đi vào bể được phân phối điều theo diện tích đáy bể, Dòng nước đi từ dưới đi ngược lên. Chất hữu cơ hòa tan trong nước thải được vi sinh hấp thụ và phân hủy. Nhiệm vụ chính của bể là phân hủy Photpho, tạo môi trường kỵ khí bùn và hoạt hóa các vi sinh vật có lợi cho các quá trình chuyển hóa phía sau.
- Bể Anoxic: Trong bể Anoxic, NO3- trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni trong bể hiếu khí, được bơm tuần hoàn về bể Anoxic, cùng với bùn hoạt tính và nước thải nạp vào với điều kiện thiếu oxy, quá trình khử NO3- thành N2 tự do được diện ra. Hàm lượng nito tổng trong nước thải giảm xuống mức cho phép. Quá trình chuyển hóa Nito hữu cơ trong nước thải dưới dạng amoni thành nito tự do được diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter.
- Bể Aerobic: Bể sinh học thiếu khí kết hợp với bể sinh học hiếu khí là dạng nâng cấp của hệ thống bùn hoạt tính cổ điển được thiết kế đặc biệt để vừa loại các chất hữu cơ và các hợp chất chứa nitơ (tồn tại dưới dạng amoni và nitơ hữu cơ). Oxy (không khí) được cấp vào bể aerobic bằng các máy thổi khí (airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm lượng oxy hòa tan trong nước thải tại bể Aerobic luôn được duy trì trong khoảng 2 – 3 mg/l nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh vật sống và tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,32 – 0,64 kgBOD/m3.ngày đêm.
- Bể lắng: Nước sau bể hiếu khí sẽ được dẫn qua bể lắng. Bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Một phần bùn sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể thiếu khí, bể hiếu khí để khử N và giảm sinh khối bùn đồng thời tăng cường khả năng phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh. Phần còn lại sẽ được đưa đến bể chứa bùn. Bể lắng được thiết kế nhằm mục đích lắng loại các chất rắn ở dạng huyền phù và lơ lửng, khử mùi hôi của nước thải nhằm nâng cao hiệu suất lắng các chất cặn trong nước thải
- Bể khử trùng: Nước thải sau khi loại bỏ hết bùn hoạt tính lơ lửng trong nước thải tại bể lắng sẽ được đưa qua bể tiếp xúc khử trùng bằng hóa chất Chlorine để loại bỏ vi khuẩn. Nước sau khi được khử trùng đảm bảo tiêu chuẩn xả thải QCVN 14:2008/BTNMT, cột A và xả ra nguồn tiếp nhận.
- Bể chứa bùn: Sau một thời gian vận hành chắc chắn sẽ sinh ra bùn dư. Lượng bùn dư từ các ngăn xử lý dồn về bể lắng. Một phần sẽ được tuần hoàn về bể thiếu khí để cung cấp vi sinh cho quá trình sinh hóa, phần còn lại được đưa đến bể chứa bùn. Bùn trong bể chứa bùn sau một thời gian hoạt động sẽ đầy, lúc này cần phải hút ra và xử lý đúng qui định.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Khu đô thị và trung tâm thương mại do Môi Trường ARES tư vấn, thiết kế, thi công
Với nhiều năm kinh nghiệm và sở hữu đội ngũ chuyên gia kỹ thuật, Môi Trường ARES đã tư vấn, thiết kế, thi công các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị và trung tâm thương mại đạt chuẩn với chi phí tối ưu nhất cho rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang và các tỉnh thành khác.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn giải pháp chuyên biệt nhất cho quý khách: Hotline 0909 939 108