Dự án

Hệ thống xử lý nước thải chế biến Surimi Tắc Cậu

Chủ đầu tư: Công ty CP Thủy sản Tắc Cậu

1

Địa điểm

Khu Cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
2

Loại nước thải

Nước thải thuỷ sản
3

Công suất

300 m3/ngày.đêm
4

Quy trình

Gom -> Máy lượt rác tĩnh dạng trống quay -> Điều hòa 1 -> Điều hòa 2 -> Thiết bị tuyển nổi siêu nông -> Chứa -> Lọc ngược kỵ khí -> Aerobic -> Lắng -> Khử trùng
5

Tiêu chuẩn sau xử lý

QCVN 11:2008, cột B
6

Hoàn thành

2011

Thuyết minh dự án

Bể gom: Thu gom nước và tách tạp chất thô.

Máy lượt rác tĩnh dạng trống quay: Giữ rác, các tạp chất rắn có kích thước lớn vảy, bả.

Bể điều hòa 1: Thu nước sau máy lượt rác tinh để phân phối vào bể điều hòa 2.

Bể điều hòa 2: Ổn định lưu lượng, dòng chảy, nồng độ chất bẩn, pH. Giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn xử lý phía sau, tránh hiện tượng quá tải, đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định.

Thiết bị tuyển nổi siêu nông: Tách mỡ hòa tan lẫn trong nước thải ở 2 dạng “huyền phù và cặn lơ lửng” bằng phương pháp khí nén DAF è 90% làm nổi các hạt lơ lửng tạo ván bã mỡ bề mặt . Thu hồi bã mỡ bề mặt bằng máy gạt mỡ è giảm nồng độ ô nhiễm đủ điều kiện cho giai đoạn xử lý sinh học.

Bể chứa: Thu nước từ cụm tuyển nổi siêu nông phân phối qua bể kị khí UAFB.

Bể kị khí UAFB: Xử lý được nước thải có hàm lượng ô nhiễm cao, đảm bảo các thông số đầu vào cho cụm bể xử lý sinh học hiếu khí phía sau làm việc hiệu quả và chất lượng nước đầu ra đạt yêu cầu.

Bể sinh học hiếu khí: Sử dụng bùn hoạt tính lơ lửng với các chủng vi sinh đặc hiệu cho quá trình phân hủy hiếu khí. Không khí được đưa vào tăng cường bằng máy thổi khí có công suất lớn qua các hệ thống đĩa khuếch tán khí ở đáy bể, lượng oxy hòa tan trong nước thải tại bể Aerotank luôn được duy trì trong khoảng 2 – 3 mg/l nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh vật sống và tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải.

Bể lắng: Giữ lại lượng bùn sinh ra trong các giai đoạn xử lý sinh học. Một lượng lớn bùn lắng ở bể lắng được lấy ra từ đáy bể bằng bơm hút bùn: một phần bơm hồi lưu về bể Aerotank, phần còn lại được đưa vào bể chứa bùn. Hiệu quả tách lắng cặn lơ lửng đạt 70 – 80%. Nước trong theo máng thu chảy sang bể khử trùng.

Bể khử trùng: Tiếp xúc với Chlorine nhằm tiêu diệt hoàn toàn Coliforms và các vi trùng gây bệnh khác, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường thải vào nguồn tiếp nhận.

Bể chứa bùn: Chứa cặn từ bể tuyển nổi, bùn dư từ UAFB và bùn dư từ bể lắng 2.

Hình ảnh dự án

Bạn cần giải pháp xử lý nước thải như dự án này?

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn đầy đủ và chuyên sâu