Dự án

Hệ thống xử lý nước thải Khu đô thị và trung tâm thương mại Cần Đăng

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Xây dựng HAG

1

Địa điểm

Xã Cần Đăng, Huyện Châu Thành, Tỉnh An Giang
2

Loại nước thải

Nước thải sinh hoạt và chợ
3

Công suất

450 m3/ngày.đêm
4

Quy trình

Bể phân huỷ chất thải hữu cơ + Bể tách mỡ -> Bể điều hoà kỵ khí -> Bể thiếu khí Anoxic -> Bể hiếu khí Aerobic -> Bể lắng -> Bể khử trùng -> Bể chứa bùn -> Nguồn tiếp nhận
5

Tiêu chuẩn sau xử lý

QCVN 14:2008/BTNMT, cột A
6

Hoàn thành

2021

Thuyết minh dự án

Bể phân hủy chất thải hữu cơ  +  Bể tách mỡ:

Nước thải đậm đặc phát sinh từ nhà vệ sinh được thu gom về bể phân hủy chất thải hữu cơ, tại đây quá trình phân hủy yếm khí sẽ diễn ra làm giảm nồng độ các chất nhiễm và nước sau bể tự hoại sẽ tự chảy về bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải.

Do nước thải phát sinh hoạt thường chứa hàm lượng dầu mỡ cao nên thiết bị bẫy mỡ có nhiệm vụ giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý, để giảm khả năng bị nghẹt bơm, đường ống & làm giảm quá trình xử lý sinh học phía sau. Nước thải ra khỏi bể tách mỡ được dẫn về bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải.

Bể điều  hòa  kỵ  khí: Nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom theo tuyến ống thu gom nước thải đưa về bể điều hòa. Bể điều hòa thiết kế dạng kỵ khí kết hợp phân hủy bùn, nhằm phân hủy các chất rắn hữu cơ trong nước thải từ nhà vệ sinh. Đồng thời, trong bể này được bố trí ống xã hồi lưu từ bể lắng cao tải về, nhằm giảm lượng bùn dư trong bể xử lý sinh học và pha loãng nồng độ ô nhiễm của dòng nước thải mới được tiếp nhận. Từ đây nước thải tự chảy vào bể lên men bùn. Nước thải đi vào bể được phân phối điều theo diện tích đáy bể, Dòng nước đi từ dưới đi ngược lên. Chất hữu cơ hòa tan trong nước thải được vi sinh hấp thụ và phân hủy. Nhiệm vụ chính của bể là phân hủy Photpho, tạo môi trường kỵ khí bùn và hoạt hóa các vi sinh vật có lợi cho các quá trình chuyển hóa phía sau.

Bể thiếu khí (Anoxic): Trong bể Anoxic, NO3-  trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni trong bể hiếu khí, được bơm tuần hoàn về bể Anoxic, cùng với bùn hoạt tính và nước thải nạo vào với điều khiện thiếu oxy, quá trình khử NO3-  thành N2  tự do được diện ra. Hàm lượng nito tổng trong nước thải giảm xuống mức cho phép. Quá trình chuyển hóa Nito hữu cơ trong nước thải dưới dạng amoni thành nito tự do được diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter.

Bể hiếu khí (Aerobic): Bể sinh học thiếu khí kết hợp với bể sinh học hiếu khí là dạng nâng cấp của hệ thống bùn hoạt tính cổ điển được thiết kế đặc biệt để vừa loại các chất hữu cơ và các hợp chất chứa nitơ (tồn tại dưới dạng amoni và nitơ hữu cơ).

Oxy (không khí) được cấp vào bể aerobic bằng các máy thổi khí (airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm lượng oxy hòa tan trong nước thải tại bể Aerobic luôn được duy trì trong khoảng 2 – 3 mg/l nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh vật sống và tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải.. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, Các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,32 – 0,64 kgBOD/m3.ngày đêm.

Bể lắng: Nước sau bể hiếu khí sẽ được dẫn qua bể lắng. Bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Một phần bùn sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể thiếu khí, bể hiếu khí để khử N và giảm sinh khối bùn đồng thời tăng cường khả năng phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh.  Phần còn lại sẽ được đưa đến bể chứa bùn. Bể lắng được thiết kế nhằm mục đích lắng loại các chất rắn ở dạng huyền phù và lơ lửng, khử mùi hôi của nước thải nhằm nâng cao hiệu suất lắng các chất cặn trong nước thải

Bể khử trùng: Nước thải sau khi loại bỏ hết bùn hoạt tính lơ lửng trong nước thải tại bể lắng sẽ được đưa qua bể tiếp xúc khử trùng bằng hóa chất Chlorine để loại bỏ vi khuẩn. Nước sau khi được khử trùng đảm bảo tiêu chuẩn xả thải QCVN 14:2008/BTNMT, cột A và xả ra nguồn tiếp nhận.

Bể chứa bùn: Sau một thời gian vận hành chắc chắn sẽ sinh ra bùn dư. Lượng bùn dư từ các ngăn xử lý dồn về bể lắng. Một phần sẽ được tuần hoàn về bể thiếu khí để cung cấp vi sinh cho quá trình sinh hóa, phần còn lại được đưa đến bể chứa bùn. Bùn trong bể chứa bùn sau một thời gian hoạt động sẽ đầy, lúc này cần phải hút ra và xử lý đúng qui định.

Hình ảnh dự án

Bạn cần giải pháp xử lý nước thải như dự án này?

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn đầy đủ và chuyên sâu