Dự án

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất Bột cá Kovie Vina

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Kovie Vina

1

Địa điểm

Huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
2

Loại nước thải

Nước thải chế biến bột cá
3

Công suất

170 m3/ngày.đêm
4

Quy trình

Nước thải -> Tách dầu mỡ -> Tách rác -> Điều hòa -> DAF -> Trung gian -> Tháp Stripping -> UASB -> Anoxic -> MBBR -> Arobic -> Lắng -> Lọc áp -> Khử trùng -> Nguồn tiếp nhận
5

Tiêu chuẩn sau xử lý

QCVN 40:2011, cột A
6

Hoàn thành

2015

Thuyết minh dự án

Bể tách dầu mỡ: Tại bể tách dầu mỡ, không khí sẽ được phân phối điều dưới đáy bể để đẩy dầu mỡ nổi lên trên bề mặt bể và được thu hồi qua bể chứa dầu mỡ.

Thiết bị tách rác trống quay: Loại bỏ các chất rắn có trong nước thải, giảm tải lượng ô nhiễm của nguồn thải trước khi vào hệ thống xử lý sinh học.

Bể điều hòa: Ổn định lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm, pH. Làm thoáng sơ bộ tránh phân hủy kỵ khí gây mùi hôi.

Bể tuyển nổi áp lực: Tách mỡ lẫn trong nước thải ở 2 dạng “huyền phù và cặn lơ lửng” bằng phương pháp khí nén DAF nhằm làm nổi các hạt lơ lửng tạo ván bã mỡ bề mặt. Thu hồi bã mỡ bề mặt bằng máy gạt mỡ làm giảm nồng độ ô nhiễm đủ điều kiện cho giai đoạn xử lý sinh học.

Tháp Stripping: Loại bỏ (N-NH3) bằng hệ thống Stripping đạt hiệu quả xử lý ở mức 80 – 90%.

Bể tiền UASB:  Điều hòa nồng độ pH sau quá trình khử Nitơ trong nước sau tháp stripping, đưa pH về mức 7 – 7,5 thích hợp cho quá trình xử lý sinh học yếm khí phía sau hệ thống.

Bể UASB: Sử dụng các dòng vi sinh vật phân hủy yếm  khí và các giá thể nhằm tạo khả năng dính bám cho vi sinh vật hoạt động tốt hơn, đảm bảo các thông số đầu vào cho cụm bể xử lý sinh học hiếu khí phía sau làm việc hiệu quả và chất lượng nước đầu ra đạt yêu cầu.

Bể Anoxic + MBBR + Aerobic:

– Sử dụng luân phiên thay đổi giữa quá trình thiếu khí và hiếu khí (quá trình tuần hoàn bùn) trong hệ thống, điều này cho phép xử lý tốt nhất Ni-tơ và Phốt-pho trong nước thải.

– Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao (98%) và ổn định, hiệu quả xử lý không thay đổi khi tải trọng chất ô nhiễm (COD) tăng 20% và lưu lượng thay đổi 10 – 15%; Khả năng khử Ni-tơ và Phốt-pho lên đến 95% khi vận hành đúng hướng dẫn kỹ thuật; Nước sau xử lý cấp qua bể lắng.

– Quá trình xử lý sinh học kết hợp với giá thể MBBR bước tiến lớn của kỹ thuật nước thải. Sự trao đổi chất, nitrat hóa diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi sinh lớn tập trung trong giá thể di động.

Bể lắng: Tách lắng bùn hoạt tính, thu nước trong sau xử lý sinh học. Lượng bùn sinh ra một phần hoàn lưu về Aerobic, bùn dư đưa về bể nén bùn.

Thiết bị lọc thô: Nước thải được bơm lên thiết bị lọc áp nhằm loại bỏ phần cặn lơ lửng còn sót lại trong nước trong quá trình lắng không lắng được thông qua các lớp vật liệu lọc da tầng: cát, sỏi.

Bể khử trùng: Tiếp xúc với Chlorine nhằm tiêu diệt hoàn toàn Coliforms và các vi trùng gây bệnh khác, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường thải vào nguồn tiếp nhận.

Hình ảnh dự án

Bạn cần giải pháp xử lý nước thải như dự án này?

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn đầy đủ và chuyên sâu