Dự án
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất đạm thuỷ phân và dầu MFC
Thuyết minh dự án
Bể gom: Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy theo hệ thống cống dẫn chảy qua vào bể gom.
Thiết bị tách rác: Nước thải từ hố gom được bơm lên máy lấy rác. Tại đây rác, mỡ, vụn, vây, xương cá … lẫn trong nước thải sẽ được giữ lại và được thu gom; thành phần thu được này có thể tận dụng làm thức ăn gia súc hoặc đưa đến bãi chôn rác hợp vệ sinh.
Bể điều hòa: Nước thải sau khi được dẫn vào bể gom được tập trung vào bể điều hòa. Bể có chức năng chính sau:
- Ổn định lưu lượng, dòng chảy, nồng độ chất bẩn, pH;
- Tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn xử lý phía sau, tránh hiện tượng quá tải, đảm bảo cho hệ thống luôn hoạt động ổn định;
- Làm thoáng sơ bộ và giảm mùi do được sục khí liên tục
Cụm thiết bị tuyển nổi áp lực DAF: Đặc thù các nhà máy chế biến cá là nước thải có lẫn rất nhiều mỡ, máu cá tồn tại ở dạng cặn lơ lửng và huyền phù nên lượng mỡ này không thể được tách lắng bằng phương pháp thông thường. Do đó, ta phải thực hiện việc tuyển nổi có áp lực. Quá trình này dùng để loại bỏ các chất có khả năng nổi trên mặt nước thải như dầu, mỡ, máu, chất rắn lơ lửng.
Bể tiền kỵ khí: Có tác dụng chứa nước sau tuyển nổi DAF để tiếp tục được bơm luân chuyển vào bể kỵ khí
Bể kỵ khí (UAFB): Nước thải sau khi qua DAF sẽ được 2 bơm nổi bơm vào bể kỵ khí theo nguyên lý cấp đáy để. Tại đây các chất ô nhiễm sẽ được phân hủy bởi vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn kỵ khí. Qua bể vi sinh kỵ khí này thì nồng độ các chất ô nhiễm (COD, BOD, Nito, Photpho,…) sẽ giảm xuống đáng để. Sau đó nước thải sẽ được luân chuyển qua bể hậu kỵ khí.
Bể hậu kỵ khí: Nước thải sau khi qua quá trình phân hủy kỵ khí thì sẽ được trung chuyển qua bể hậu kỵ khí để tiếp tục qua quá trình tiếp theo. Bể này chỉ có tác dụng là chứa nước trước khi qua bể Anoxic chứ không có chức năng xử lý.
Bể sinh học Anoxic: Bể Anoxic là một quá trình sinh học thiếu khí. Khi nước thải được dẫn vào bể này, tại đây sẽ diễn ra các phản ứng Nitrat hóa và Photphorit. Trong bể Anoxic được trang bị máy khuấy chìm với nhiệm vụ khuấy trộn dòng nước liên tục với một tốc độ ổn định nhằm tạo ra môi trường thiếu oxy, giúp vi sinh vật thiếu khí phát triển.
Bể sinh học Aerobic + MBBR: Trong bể hiếu khí dính bám MBBR, hệ thống cấp khí được cung cấp để tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Đồng thời quá trình cấp khí phải đảm bảo được các vật liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và chuyển động xáo trộn liên tục trong suốt quá trình phản ứng. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ sẽ dính bám và phát triển trên bề mặt các vật liệu. Ngoài nhiệm vụ xử lý các hợp chất hữu cơ trong nước thải, thì trong bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lững còn xảy ra quá trình Nitritrat hóa và Denitrate, giúp loại bỏ các hợp chất nito, photpho trong nước thải.
Bể sinh học Aerobic: Là quá trình xử lý sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính nhằm loại bỏ các tạp chất hữu cơ, chuyển hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng trong nước thải (COD, BOD5, TSS, N, P, …) trong điều kiện cấp khí liên tục bằng hệ thống đĩa phân phối khí .
Bể tách pha: Bể tách pha có nhiệm vụ giữ lại một phần bùn để tuần hoàn về các bể sinh học và về bể chứa bùn nếu dư, tránh việc bùn tập trung nhiều về bể lắng sẽ gây nổi bùn trôi qua bể chứa.
Bể lắng: Bể lắng có nhiệm vụ tách phần bùn và nước trong ra. Bùn sẽ được tuần hoàn ngược lại các bể sinh học và bơm ra bể chứa bùn nếu dư, phần nước trong sẽ theo máng thu nước qua bể chứa trước khi bơm vào lọc thô.
Bể chứa sau lắng: Bể chứa là bể chứa nước trung gian trước khi qua bồn lọc thô
Thiết bị lọc thô: Nước sau khi lắng qua bể chứa còn nhiều thành phần như: trứng nước, cặn lơ lửng. Vì vậy, nước cần phải qua thiết bị lọc thô để loại bỏ các chất lơ lửng này, làm cho nước trong và đạt chuẩn xả thải.
Bể khử trùng: Cuối cùng là giai đoạn khử trùng nước thải sau xử lý, sục khí Ozon nhằm mục đích diệt hoàn toàn coliform và các vi trùng gây bệnh khác. Bể khử trùng được thiết kế có 2 vách ngăn thông đáy nhau, tạo đường đi dài và đủ thời gian tiếp xúc khí Ozon với nước thải. Hiệu quả khử trùng đạt 95% với coliform và 100% với các vi trùng gây bệnh khác.
Bể chứa bùn: Lượng bùn sinh ra ở bể tách pha và bể lắng được đưa về bể chứa bùn
Bể chứa bã: Bã từ công đoạn tuyển nổi sẽ được dẫn về bể chứa bã. Tại đây bã sẽ được bơm về máy ép bùn để ép liên tục chia làm 2 ca ngày và đêm (ép bùn theo thời gian hoạt động của nhà máy)
Hình ảnh dự án
Bạn cần giải pháp xử lý nước thải như dự án này?
Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn đầy đủ và chuyên sâu