Dự án

Hệ thống xử lý nước thải thủy sản Trường Phú

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Thủy Sản Trường Phú

1

Địa điểm

Tp.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
2

Loại nước thải

Nước thải thủy sản
3

Công suất

300 m3/ngày.đêm
4

Quy trình

Nước thải -> Gom -> Điều hòa -> UASB -> Anoxic -> Aerobic -> Lắng -> Khử trùng -> Nguồn tiếp nhận
5

Tiêu chuẩn sau xử lý

QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột B
6

Hoàn thành

2018

Thuyết minh dự án

Bể gom: Thu gom hết nước thải trên mương dẫn cấp vào hệ thống xử lý.

Bể điều hòa: Ổn định lưu lượng, nồng độ chất ô nhiễm, pH. Làm thoáng sơ bộ tránh phân hủy kỵ khí gây mùi hôi.

Bể UASB: Sử dụng các dòng vi sinh vật phân hủy yếm  khí và các giá thể nhằm tạo khả năng dính bám cho vi sinh vật hoạt động tốt hơn, đảm bảo các thông số đầu vào cho cụm bể xử lý sinh học hiếu khí phía sau làm việc hiệu quả và chất lượng nước đầu ra đạt yêu cầu.

Bể Anoxic + Aerobic: Sử dụng luân phiên thay đổi giữa quá trình thiếu khí và hiếu khí (quá trình tuần hoàn bùn) trong hệ thống, điều này cho phép xử lý tốt nhất Ni-tơ và Phốt-pho trong nước thải.

Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao (98%) và ổn định, hiệu quả xử lý không thay đổi khi tải trọng chất ô nhiễm (COD) tăng 20% và lưu lượng thay đổi 10 – 15%; Khả năng khử Ni-tơ và Phốt-pho lên đến 95% khi vận hành đúng hướng dẫn kỹ thuật; Nước sau xử lý cấp qua bể lắng.

Bể lắng: Tách lắng bùn hoạt tính, thu nước trong sau xử lý sinh học. Lượng bùn sinh ra một phần hoàn lưu về Aerobic, bùn dư đưa về bể nén bùn.

Bể khử trùng: Tiếp xúc với Chlorine nhằm tiêu diệt hoàn toàn Coliforms và các vi trùng gây bệnh khác, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường thải vào nguồn tiếp nhận.

Hình ảnh dự án

Bạn cần giải pháp xử lý nước thải như dự án này?

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn đầy đủ và chuyên sâu