Skip to main content

Sau khi bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, cột B được ban hành và áp dụng, nước thải giặt và quy trình xử lý nước thải giặt đã trở thành một vấn đề quan trọng được nhiều chủ doanh nghiệp ngành giặt quan tâm. Tuy nhiên, thông tin hiện có trên internet chủ yếu chỉ tập trung vào phân tích tính chất nước thải và công nghệ xử lý, chưa thực sự giải quyết được bài toán kinh tế cho chủ doanh nghiệp.

2

Thực trạng và đặc tính ô nhiễm

Là một ngành công nghiệp dịch vụ, ngành giặt công nghiệp có sự hiện diện của hàng nghìn cơ sở trên khắp cả nước, từ các cơ sở nhỏ lẻ cho đến các công ty và nhà máy quy mô lớn. Ngành này tiêu thụ nước rất nhiều và sử dụng nhiều phương pháp giặt khác nhau như giặt thông thường, giặt cát, giặt đá và nhiều loại khác. Thực tế là 90% các xưởng giặt là không được đặt trong khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung an toàn.

Trong khi đó, nước thải trong quá trình giặt có nguồn gốc từ việc sử dụng xà phòng, sôđa, các chất tẩy để loại bỏ dầu mỡ và nhiều chất khác. Nước thải từ ngành giặt có tính axit cao, chứa các chất tẩy, sợi vải lơ lửng, độ màu, độ đục, tổng chất rắn và hàm lượng chất hữu cơ cao.

Cả bột giặt và nước thải đều chứa chất hoạt động bề mặt, đó là các chất bền sinh học. Do đó, trước khi xả vào môi trường, nước thải cần được xử lý để loại bỏ các chất độc hại và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

Nồng độ ô nhiễm đề xuất

STTThông sốĐơn vịKết quả kiểm mẫu chất lượng đầu vàoCột B, QCVN
40:2011/BTNMT
1pH5 – 95,5 – 9
2BODmg/L80 – 15050
3CODmg/L250 – 300100
4Tổng Nitơmg/L12 – 1530
5Tổng Photphomg/L0.5 – 0.86
6SSmg/L150 – 250100
7Độ màuPt-Co167 – 200150
Bảng 1. Nồng độ ô nhiễm nước thải đề xuất so với cột B, QCVN 40:2011/BTNMT.

Thuyết minh công nghệ

jqTSssRS0jYqy kprqnjaOZrpRHgd4E3e5PafLK68A9XSgcmbqZb8CwNsrC3Y5anvsQCANLym22U3Bab343gL1JX1gC a6QYW9xg1TnRhx2yPZ5L7guoH2CY1SkSqzgVyQz0Vam5SCAYYq1oqUhcqRf25ZSl8sKKJ1EEowae4gti3qA JYULYj7tW k00oev4fcEo8boA

Bể tiếp nhận

Nước thải tiếp tục được đưa đến bể thu gom, qua song chắn rác nhằm loại bỏ rác thải và tạp chất có kích thước lớn để tránh tắc nghẽn đường ống, bảo vệ thiết bị cơ khí phía sau. Sau đó sẽ được bơm qua bể điều hoà.

Bể điều hoà

Trước khi vào bể điều hoà, nước thải được đưa vào máy tách rác tinh nhằm loại bỏ tối đa lượng chất rắn không hòa tan (đặc biệt là các chỉ sợi có kích thước nhỏ) gây mất ổn định hiệu quả xử lý của hệ thống sinh học.

https://aresen.vn/wp-content/uploads/2021/08/9-1.jpg

Bể điều hoà có chức năng điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý. Điều hoà lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm kích thước cũng như vốn đầu tư xây dựng của các công trình tiếp theo. Tại đây, khí được cấp vào bể để xáo trộn liên tục, tránh hiện tượng phân huỷ kỵ khí.

Bể phản ứng

Có chức năng ổn định pH, đảm bảo cho bể keo tụ, tạo bông và các bể sinh học phía sau hoạt động bình thường.

Bể keo tụ, tạo bông

Nước thải từ bể điều hòa qua bể phản ứng và được dẫn đến keo tụ tạo bông để thực hiện quá trình kết dính và hình thành những bông cặn có kích thước lớn. Tại đây, hóa chất PAC, PAM được bổ sung vào để liên kết các hạt cặn trong nước, giúp cho quá trình lắng các bông bùn được diễn ra nhanh hơn.

Bể lắng hoá lý

Tại đây, bể lắng hoá lý được sử dụng để tách các chất rắn/ bông cặn được tạo thành từ quá trình keo tụ, tạo bông theo nguyên lý lắng trọng lực. Bùn lắng trong bể thu bùn sẽ được bơm về hệ thống xử lý bùn, nước sau lắng sẽ tự chảy đến bể xử lý kế tiếp.

Bể Aerotank

Oxy (không khí) được cấp vào bể Aerotank bằng các máy thổi khí và hệ thống phân phối khí. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: 

  1. Cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3;
  2. Xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý; 
  3. Giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật.

Bể lắng sinh học

Bể lắng sinh học được dùng để loại bỏ các chất rắn ở dạng huyền phù và lơ lửng; đồng thời, khử mùi hôi của nước thải nhằm nâng cao hiệu suất lắng các chất cặn trong nước thải, lượng bùn phát sinh và các chất lơ lửng cũng được lắng ở bể lắng. 

Một phần bùn sẽ được tuần hoàn về bể Aerobic nhằm duy trì lượng vi sinh vật có trong bể, phần còn lại sẽ cùng với lượng bùn sinh ra từ bể lắng chuyển vào bể chứa bùn.

Bể khử trùng

Cuối cùng, nước theo máng thu vào bể khử trùng, hoá chất khử trùng sẽ được châm vào để loại bỏ vi khuẩn có trong nước thải, nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.

Theo ống thoát ra nguồn tiếp nhận. Để ổn định lượng bùn hoạt tính trong bể sinh học, giúp tăng hiệu quả xử lý, nước bùn từ bể thu bùn sinh học sẽ bơm trở lại bể Aerotank một phần, một phần gọi là bùn hoạt tính dư được đưa đến bể chứa bùn và đưa đi xử lý.

Máy ép bùn khung bản

Với máy ép bùn khung bản; lượng bùn sinh ra trong hệ thống xử lý nước thải được bơm màng hút và đẩy vào các khung bản máy ép bùn. Kích thước của lớp lưới lọc nhỏ hơn kích thước của bùn cặn. Nên bùn thải được giữ lại giữa các lớp vải lọc, nước trong đi qua lớp vải lọc và ra ngoài.

Máy ép bùn khung bản - Anenvi

Ưu điểm công nghệ

STTHạng mụcƯu điểm
1Ưu điểm công nghệ– Tích hợp công nghệ lọc cặn lơ lửng, tiết kiệm điện năng;
– Đường ống phân phối khí 100% inox 304;
– Bố trí thiết bị hoạt động luân phiên duy trì tuổi thọ và vẫn hoạt động khi có sự cố thiết bị;
– Chế độ vận hành tự động và bảo trì đơn giản;Tiết kiệm diện tích xây dựng;
– Chế độ vận hành đơn giản, tiết kiệm chi phí vận hành;Hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm đạt 80 – 90% đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, liên tục.
2Máy tách rác tinh– Lắp đặt và vận hành đơn giản;
– Chi phí vận hành thấp;Không tốn chi phí năng lượng vận hành thiết bị;
– Thiết kế dòng chảy nhỏ giọt hai chiều đảm bảo công suất hoạt động cao hơn 30% so với các loại thiết bị thông thường;
– Khe hở của sàng rác trong khoảng từ 1 đến 2.5m;
– Công suất hoạt động lên đến 1000m3/h;Bộ phận lược rác được che kín.
3Công nghệ sinh học hiếu khí– Hệ vi sinh xuất xứ Canada bền: các giá thể vi sinh tạo cho màng sinh học một môi trường bảo vệ. Do đó, các hệ vi sinh xử lý dễ được phục hồi;
– Mật độ vi sinh cao: mật độ vi sinh vật xử lý trên một đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng bể thổi khí thông thường;
– Tiết kiệm năng lượng;Năng suất xử lý cao. Hiệu suất xử lý BOD lên đến 90%, giúp loại bỏ được Nitơ có trong nước thải;
– Dễ vận hành, dễ dàng nâng cấp.
4Máy ép bùn khung bản– An toàn cho sức khoẻ của công nhân vận hành vì trong bùn có chứa chất độc hại, tiếp xúc lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ;
– Tiết kiệm chi phí nhân công vận hành vì máy ép có nhiều chế độ tự động hoá: tự động tách bã (bánh bùn), tự động vệ sinh, tẩy rửa,…
– Ít tốn Polymer (keo tụ bùn) hơn 30% so với các loại máy khác. Bùn sau ép có độ khô cao hơn khoảng 35% có thể dùng tay bẻ gãy. Từ đó, chi phí vận chuyển đưa đi đến nơi xử lý được cắt giảm nhờ vào việc giảm thể tích và khối lượng bùn.
5Hệ thống tủ điện điều khiển tự động– Tủ điện là bộ não trọng tâm của trạm xử lý nước thải;
– Đảm bảo vận hành tự động theo lập trình đã cài đặt.Giúp cho quá trình vận hành dễ dàng
– Hệ thống hoạt động liên tục.
– Đảm bảo hiệu suất xử lý của hệ thống.Đảm bảo tuổi thọ thiết bị.
Bảng trình bày ưu điểm nước thải giặt công nghiệp.

Xem thêm: Tái sử dụng nước thải trong ngành giặt


Close Menu
Verified by MonsterInsights