Phụ phẩm là sản phẩm thứ cấp có nguồn gốc từ một quy trình sản xuất, sản phẩm này có thể hữu ích hoặc có thể được coi là chất thải. Nhưng đối với phụ phẩm ngành thủy sản thì không, đây có thể coi là “mỏ vàng” của doanh nghiệp.
1. Tình hình phụ phẩm thuỷ sản hiện nay
Những năm vừa qua, công nghiệp chế biến cá tra và tôm xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu, giải quyết được vấn đề về môi trường, rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ cao cho việc chế biến các phụ phẩm cá tra và tôm. Phụ phẩm từ chế biến thủy sản theo số liệu thống kê hiện có khoảng 1 triệu tấn (chiếm 15 – 20% so với tổng sản lượng thủy sản chế biến). Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 8,4 – 8,8 tỷ USD, trong đó phụ phẩm chế biến thủy sản chiếm 15 – 20%. Chế biến phi lê cá tra thì có tới 60 – 70% là phụ phẩm, tôm phụ phẩm chiếm 35 – 45% tổng khối lượng tôm nguyên liệu hay các loài thủy sản khác như rô phi, cá ngừ, mực… Do đó, giá trị từ nguồn phụ phẩm chế biến thủy sản có thể là nguồn thu đáng kể cho ngành thủy sản nếu tận dụng hiệu quả.
Những phần phụ phẩm từ cá như đầu, ruột, xương, đuôi cá được sử dụng làm bột cá – nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi. Một số doanh nghiệp còn đầu tư công nghệ nhằm tách chiết xuất collagen và gelatin từ da cá. Việc đầu tư các công nghệ này giúp khép kín hoàn toàn được chuỗi sản xuất và chế biến cá tra. Từ đó việc tận dụng phụ phẩm có thể gia tăng 15 – 25% giá trị cho toàn bộ chuỗi nuôi và chế biến cá tra.
Riêng đối với ngành tôm, phụ phẩm chiếm 35 – 45% trọng lượng con tôm. Phụ phẩm tôm có thể sử dụng sản xuất nguyên liệu thực phẩm như dầu tôm, chiết xuất tôm, nước mắm tôm và nhiều chất dinh dưỡng khác,… một số doanh nghiệp “chịu chơi ” hơn là dùng công nghệ cao để sản xuất chitin – chitosan từ vỏ tôm, sản phẩm này có thể dùng làm dược phẩm hay các loại thuốc trừ nấm trên thực vật mang lại giá trị gia tăng rất lớn cho ngành hàng này.
2. Tại sao các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc khai thác “mỏ vàng”
Tiềm năng của việc chế biến phụ phẩm thủy sản là rất lớn, nhưng thực tế hiện nay, việc chế biến này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm khai thác, một số nguyên nhân phải kể đến như: chi phí đầu tư công nghệ cao, khó khăn việc thu gom, chọn lựa phụ phẩm chất lượng, đòi hỏi việc đầu tư lâu dài về nguồn vốn, công nghệ cao và thị trường, ngoài ra cũng chưa có một chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phụ phẩm ở Việt Nam tuy giá trị nhưng ngành chế biến sản phẩm từ phụ phẩm còn manh mún, chưa phát triển. Nhận thức của những người trong ngành về phụ phẩm tôm cũng còn những hạn chế, trong đó, chủ yếu các doanh nghiệp tập trung chế biến sản phẩm từ phụ phẩm cá, phụ phẩm tôm ít được quan tâm do đặc thù phụ phẩm tôm khó xử lý.
3. Đề xuất giải pháp tối ưu
Hiểu khó khăn vất vả của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thiết bị đầu tư cũng như khoản chi phí phải bỏ ra trong quá trình thu hồi phụ phẩm, Môi trường ARES đề xuất một thiết bị công nghệ đến từ Nhật Bản – thiết bị tách rắn – lỏng.
Thiết kế khe lưới “hình tam giác” độc đáo giúp lược bỏ chất cặn rắn lơ lửng ra khỏi nước thải thuỷ sản từ đó thu được lượng phụ phẩm đáng kể, có khả năng chịu nhiệt cao và chống ăn mòn nên có thể sử dụng trong các môi trường đặc biệt, cấu tạo đơn giản dễ bảo dưỡng, diện tích sàn lắp đặt nhỏ nên hạn chế về mặt lắp đặt, đặc biệt không phát sinh chi phí năng lượng vận hành giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân công thu hồi phụ phẩm, tiết giảm chi phí xử lý nước thải.
Với gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước, ARESEn luôn mong muốn được đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và truyền cảm hứng bảo vệ môi sinh.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất!