Dự án

Hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Y học cổ truyền An Giang

Chủ đầu tư: Ban quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng và Khu vực Phát triển đô thị tỉnh An Giang

1

Địa điểm

Tp Long Xuyên, tỉnh An Giang
2

Loại nước thải

Nước thải y tế
3

Công suất

85 m3/ngày.đêm
4

Quy trình

Nước thải -> Bể gom --> Điều hòa -> Anoxic -> Oxictank -> MBR -> Khử trùng -> Nguồn tiếp nhận
5

Tiêu chuẩn sau xử lý

QCVN 28:2010/BTNMT, Cột A
6

Hoàn thành

2022

Thuyết minh dự án

Bể gom: Nước thải phát sinh tại dự án từ các khu vực được thu gom về hệ thống xử lý nước thải vào bể gom. Sau đó, nước thải được bơm vào bể điều hòa.

Bể điều hòa

Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo.

Bể Anoxic + Oxictank + MBR

Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ tự chảy vào cụm bể anoxic và bể oxictank. Bể anoxic kết hợp oxictank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3 thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3.

Tại bể Oxictank: Không khí được tăng cường đưa vào bằng máy cấp khí, đảm bảo cung ứng đủ lượng oxy cho hoạt động sống của vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải.Tại đây các chất hữu cơ có trong nước thải sẽ được vi sinh vật hiếu khí sử dụng làm nguồn thức ăn để kiến tạo tế bào của chúng, sản phẩm của quá trình này chủ yếu là CO2 và các sinh khối vi sinh.

MBR là viết tắt cụm từ Membrance Bio Reator (Bể lọc sinh học bằng màng), công nghệ màng MBR là công nghệ xử lý vi sinh kết hợp phương pháp lọc màng. Công nghệ MBR là công nghệ mới, được các chuyên gia trong nước, nước ngoài nghiên cứu và ứng dụng vào công nghệ xử lý nước thải vì hiệu quả xử lý cao và tiết kiệm được diện tích.

Màng lọc có kích thước lỗ màng nhỏ sẽ có thể tách các chất răn lơ lửng, hạt keo, một số virus và các phân tư hữu cơ có kích thước lớn.

Ngoài ra với việc sử dụng đan xen giữa quá trình hiếu khí, hiếm khí và thiếu khí làm hiệu quả khử Nitơ và Photpho đạt từ 90 – 95%.

Bể Khử trùng

Cuối cùng là giai đoạn khử trùng, tại đây một lượng hóa chất clorine được bơm vào nước thải để xử lý các mầm vi khuẩn gây hại trong nước thải trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Hiệu quả khử trùng đạt 95% với Coliforms và 100% với các vi trùng gây bệnh khác.

Nước thải sau khi qua bể khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT, cột A, nước sau xử lý theo ống dẫn thải vào mương ấp chiến lược, thông ra kênh ranh Châu Thành-Long Xuyên và đổ ra sông Hậu.

Bể chứa bùn

Lượng bùn sinh ra từ bể MBR một phần sẽ được hoàn lưu về bể Anoxic và bể Oxictank để cung cấp đủ lượng vi sinh cho quá trình xử lý sinh học. Còn lượng bùn dư sẽ được đưa vào bể chứa bùn và định kỳ chủ dự án sẽ thuê đơn vị chức năng đến thu gom và vận chuyển đi xử lý đúng quy định.

Hình ảnh dự án

Bạn cần giải pháp xử lý nước thải như dự án này?

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn đầy đủ và chuyên sâu