Dự án

Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy may Minh Anh Thọ Xuân

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần May Minh Anh Thọ Xuân

1

Địa điểm

Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
2

Loại nước thải

Nước thải mực in và sinh hoạt
3

Công suất

250 m3/ngày.đêm
4

Quy trình

Xử lý sơ bộ nước thải mực và nước thải sinh hoạt -> Bể gom --> Điều hòa -> Anoxic -> Aerobic + MBBR -> Lắng -> Khử trùng -> Nguồn tiếp nhận
5

Tiêu chuẩn sau xử lý

QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B
6

Hoàn thành

2022

Thuyết minh dự án

* Xử lý nước thải mực in:

– Bể gom + trung hòa:

Nước thải mực in từ các công đoạn sản xuất sẽ được thu gom riêng biệt với chức năng lắng sơ bộ giữ lại các tạp chất có kích thước lớn trọng lượng nặng hơn nước sau đó tập trung vào hố thu gom để phân phối cho các quá trình xử lý phía sau. Đồng thời, tại đây có bể trung hòa giúp trung hòa, điều chỉnh pH nước thải bằng NaOH.

Bể phản ứng và bể lắng:

Nước thải được keo tụ bằng hóa chất PAC nhờ thiết bị khuấy trộn tĩnh, Polymer thêm vào quá trình tạo bông tại bể phản ứng và tiếp tục được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng. Nước và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể lắng theo phương pháp lắng trọng lực.

Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi vào bể, các bông bùn va chạm với nhau, tạo thành những bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông bùn ban đầu. Các bông bùn này sẽ có khối lượng riêng lớn hơn nước nên tự lắng xuống tại vùng chứa cặn của bể lắng. Nước sạch được thu ở phía trên máng răng cưa bể lắng và chảy vào bể chứa, sau đó cho được dẫn về bể gom của hệ thống xử lý nước thải.

* Xử lí nước thải sinh hoạt:

– Bể tách mỡ:

Nước thải nhà ăn bao gồm cả dầu mỡ từ hoạt động bếp ăn công nghiệp được đưa về bể tách mỡ. Bể tách mỡ có công dụng loại bỏ cặn, dầu thức ăn trong nước thải. Bể có cấu tạo gồm 3 ngăn. Nước thải chảy trực tiếp vào bể tách dầu mỡ, sau khi đi qua giỏ tách rác được đặt ở ngăn thứ nhất tại đây cho phép giữ lại các cặn bẩn, đất đá và loại bỏ dầu sơ cấp nhờ vào lưới tách dầu. Sau đó nước chứa dầu mỡ sẽ đi vào ngăn thứ 2 tại đây thời gian lưu cho phép đủ để dầu nổi lên trên bề mặt nước. Nước sau khi được loại bỏ dầu mỡ sẽ chảy sang ngăn thứ 3 và được đưa về bể trung gian trước khi qua dẫn vào bể gom.

Bể gom:

Nước thải thu gom từ nước thải sinh hoạt, nước thải nhà ăn từ bể tách mỡ và nước thải sau hệ tiền xử lý mực in sẽ được đưa vào hệ thống, qua song chắn rác, tại đây giữ lại các tạp chất có kích thước lớn .

– Bể điều hòa:

Nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom theo tuyến ống thu gom nước thải đưa về bể điều hòa.

Bể thiếu khí (Anoxic):

Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ được dẫn đến bể Anoxic. Trong bể Anoxic, NO3– trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni trong bể hiếu khí, được bơm tuần hoàn về bể Anoxic, cùng với bùn hoạt tính và nước thải nạp vào với điều khiện thiếu oxy, quá trình khử NO3- thành N2 tự do được diễn ra. Hàm lượng nito tổng trong nước thải giảm xuống mức cho phép.

Trong bể Anoxic được lắp đặt máy khuấy chìm nhằm tạo ra môi trường thiếu khí có các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển.

– Bể hiếu khí (Aerotank) kết hợp với bể MBBR:

Bể sinh học thiếu khí kết hợp với bể sinh học hiếu khí là dạng nâng cấp của hệ thống bùn hoạt tính cổ điển được thiết kế đặc biệt để vừa loại các chất hữu cơ và các hợp chất chứa nitơ (tồn tại dưới dạng amoni và nitơ hữu cơ).

MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là công nghệ xử lý nhân tạo, hoạt động trên cơ chế dùng giá thể để vi sinh bám vào, sinh trưởng, phát triển. Phương pháp xử lý này là sự kết hợp giữa phương pháp lọc sinh hiếu khí và Aerotank truyền thống. Công nghệ MBBR là công nghệ mới, được các chuyên gia trong nước, nước ngoài nghiên cứu và ứng dụng vào công nghệ xử lý nước thải vì hiệu quả xử lý cao và tiết kiệm được diện tích.

Bể lắng:

Nước sau bể hiếu khí sẽ được dẫn qua bể lắng. Bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng có hàm lượng SS = 6.000 – 10.000 mg/l, một phần bùn sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể thiếu khí, bể hiếu khí để khử N và giảm sinh khối bùn đồng thời tăng cường khả năng phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh. Phần còn lại sẽ được đưa đến bể chứa bùn.

– Bể khử trùng:

Bể khử trùng được thiết kế vách ngăn thông đáy và tràn bề mặt xen kẻ nhau, tạo đường đi dài giúp nước thải tiếp xúc hóa chất khử trùng đủ lâu. Hiệu quả khử trùng đạt 95% với Coliforms và 100% với các vi trùng gây bệnh khác.

Hình ảnh dự án

Bạn cần giải pháp xử lý nước thải như dự án này?

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn đầy đủ và chuyên sâu