Skip to main content

Tìm hiểu về tính chất nước thải dệt nhuộm theo từng giai đoạn sản xuất. Hãy đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn xả thải để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

tinh chat nuoc thai det nhuom

Như bạn đã biết, ngành Dệt nhuộm là một trong những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều nước và sinh ra lượng nước thải lớn. Tính chất của nước thải Dệt nhuộm có tính khá đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào quy trình sản xuất và hoá chất sử dụng trong từng công đoạn sản xuất. Điều này làm cho việc xử lý nước thải dệt nhuộm trở nên khó khăn và phức tạp.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các tính chất của nước thải Dệt nhuộm, bao gồm tính chất nước thải dệt nhuộm theo từng công đoạn sản xuất và tiêu chuẩn xả thải ngành Dệt nhuộm. Bên cạnh đó, tóm tắt về các công nghệ xử lý nước thải Dệt nhuộm hiện đang được áp dụng để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải trong ngành công nghiệp này. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá về chủ đề này trong bài viết sau đây.

Tính chất nước thải Dệt nhuộm

Tính chất ô nhiễm của nước thải Dệt nhuộm rất đa dạng và thường thay đổi nhiều tùy thuộc vào đơn hàng sản xuất. Bảng dưới đây mô tả các đặc tính ô nhiễm của nước thải chưa được xử lý tại từng công đoạn sản xuất của nhà máy Dệt nhuộm.

Tính chất nước thải Dệt nhuộm chưa được xử lý.

STTThông sốĐơn vịGiá trị
1pH6 – 10
2Nhiệt độoC35 – 45
3TDSmg/L1000 – 12000
4CODmg/L150 – 12000
5BODv80 – 6000
6TSSmg/L15 – 8000
7Chloridemg/L1000 – 6000
8Clo dưmg/L<10
9Dầu mỡmg/L10 – 30
10TKNmg/L70 -80
11Nitratemg/L<15
12Amoni dưmg/L<10
13Sulphatemg/L600 – 1000
14Độ màuPt-Co50 – 2500
15Kim loại nặngmg/L<10

Tính chất nước thải dệt nhuộm theo từng công đoạn

Ở các nhà máy Dệt nhuộm, quy trình sản xuất chủ yếu sử dụng các quy trình sản xuất ướt, vì vậy phần lớn nước thải được tạo ra từ các công đoạn này. Ngoài ra, một phần nhỏ lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân viên tại nhà máy (tỉ lệ này thường dao động trong khoảng 10%).

Tính chất nước thải một số công đoạn trong nhà máy Dệt nhuộm

Nguồn thảipHBOD (mg/L)COD (mg/L)BOD/COD
Nước thải quy trình nhuộm5,8 – 6,51700 – 520010000 – 150000,17 – 0,34
Nấu tẩy10 – 13260 – 4001200 – 33000,22 – 0,12
Tẩy trắng8,5 – 9,6 50 – 100150 – 5000,2 – 0,3
Làm bóng8,0 – 10,020 – 50100 – 2000,2 – 0,25
Nhuộm7 – 10400 – 12001000 – 30000,4
Nước thải giặt xả
Sau tẩy trắng8,0 – 9,010 – 2050 – 1000,2
Sau giặt axit6,5 – 7,625 – 50120 – 2500,2
Sau nhuộm (giặt nóng)7,5 – 8,5100 – 200300 – 5000,3 – 0,4
Sau nhuộm (giặt axit và xà phòng)7,5 – 8,6425 – 5050 – 1000,5
Sau nhuộm (giặt cuối)7,0 – 7,825 – 50
Giặt in7,0 – 7,8115 – 150250 – 4500,46 – 0,33
Giặt chăn của máy in quay7,0 – 8,025 – 50100 – 1500,25 – 0,3

Tiêu chuẩn xả thải ngành Dệt nhuộm

Tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý (ví dụ: quốc gia, địa phương, khu công nghiệp, yêu cầu khách hàng, v.v) mà mỗi nhà máy sẽ phải có hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm phù hợp để đáp ứng các yêu cầu trên.

Tham khảo các tiêu chuẩn xả thải liên quan đến ngành Dệt nhuộm tại bảng dưới đây.

image 2
(Tiêu chuẩn xả thải liên quan đến ngành dệt nhuộm tại Việt Nam)

Công nghệ xử lý nước thải Dệt nhuộm

Thành phần nước thải dệt nhuộm có thể bao gồm nhiều chất hữu cơ, chất độc hại, màu sắc, và các hợp chất hữu cơ khó phân hủy. Để xử lý màu sắc của nước thải dệt nhuộm, các công nghệ xử lý nước thải có thể sử dụng các phương pháp khác nhau như xử lý bằng than hoạt tính, lọc bằng carbon,…

Dưới đây là sơ đồ đề xuất công nghệ điển hình cho hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm.

image 5
(Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải giặt nhuộm)

Xử lý sơ bộ:

  • Song chắn rác, lắng cát hoặc lắng sơ bộ: mục đích để loại bỏ các vật có kích thước lớn ra khỏi nước thải

Xử lý bậc 1:

  • Bể điều hòa: Điều hòa chất lượng nước thải, giúp các công trình xử lý phía sau hoạt động ổn định.
  • Cụm hoá lý: Loại bỏ chất rắn lơ lửng (SS), COD, độ màu.

Xử lý bậc 2

  • Bể sinh học kị khí, hiếu khí: Phân hủy các chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học.

Lắng sinh học

  • Lọc cát: Loại bỏ chất rắn lơ lửng sau công đoạn xử lý sinh học
  • Xử lý bậc 03/ xử lý nâng cao: Các công trình oxy hóa bậc cao như: Bể oxy hóa bằng Ozone, Bề phản ứng Fenton. Mục đích oxy hóa các chất khó/không thể phân hủy sinh học, giảm độ màu.
  • Bể lọc (than hoạt tính, lọc màng): Loại bỏ các chất hữucơ, SS, v.v

Tái sử dụng nước thải

  • Công nghệ tái sử dụng nước thải sẽ tuỳ thuộc vào nhà máy áp dụng hoặc không.

Lời kết:

Tóm lại, nước thải dệt nhuộm là một trong những nguồn gây ô nhiễm nước nghiêm trọng. Tính chất của nước thải dệt nhuộm phức tạp và thay đổi liên tục theo từng công đoạn sản xuất, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe con người.

Nguồn tham khảo

[1] Hiệp hội dệt may Việt Nam. Tài liệu hướng dẫn kỹ năng kiểm toán nước – năng lượng tại nhà máy dệt may, 07/03/2023, từ <http://www.vietnamtextile.org.vn/hiep-hoi-det-may-viet-nam_p1_1-1_2-1.html>


Close Menu
Verified by MonsterInsights