Skip to main content

Như một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, nước là nguồn tài nguyên quý báu mà con người phải bảo vệ và quản lý một cách bền vững. Việc xử lý nước thải kênh rạch là một thách thức đang đặt ra tại nhiều khu vực, đặc biệt là trong các khu dân cư ven nông thôn và đô thị. Chất lượng nước thải trong các kênh rạch không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn đến sức khoẻ của cộng đồng.

Trong bài viết này, Môi trường ARES mong muốn gửi đến bạn đọc một giải pháp xử lý nước thải kênh rạch tích hợp công nghệ Floating Wetland và men vi sinh nhằm xử lý dòng nước đen và giải quyết tình trạng tái ô nhiễm kênh rạch như hiện nay.

giai phap xu ly nuoc thai kenh rach moi truong ares

Thực trạng ô nhiễm nước kênh rạch

Dân khổ vì kênh nước đen

Trước thực trạng ô nhiễm các kênh rạch tại các vùng trung tâm các thành phố, nhiều người dân khu vực đã phải sống cạnh một dòng  tại cùng trung tâm thành phố đen nghịt, bốc mùi khó chịu. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ việc tình trạng bồi lấp dòng và lấn chiếm dòng rạch kéo dài. Khi dòng rạch bị lấp đầy và không còn khả năng thoát nước, điều này dẫn đến tình trạng ứ đọng nước và tăng cường việc tích tụ rác thải.

Những kênh, rạch ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây mà còn gây mất mỹ quan độ thị.

Cụ thể như TP HCM thời gian vừa qua đã ghi nhận được 365 ca sốt xuất huyết, tăng 13,3% so với trung bình 4 tuần trước. Một phần quan trọng của các thống kê đáng báo động này có nguồn gốc từ những khu vực chịu ô nhiễm nặng tại các khu dân cư nằm ven kênh rạch.

Tái ô nhiễm nước kênh rạch

Như vậy có thể thấy rằng, tình trạng ô nhiễm kênh rạch hiện nay là một vấn đề đáng báo động. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ giải quyết triệt để các vấn đề trên vẫn rất nan giải. Nhiều con kênh sau một thời gian dài tinh tươm, một số đoạn có dấu hiệu ô nhiễm trở lại.

Dẫn đến thực trạng này, một phần nguyên nhân do các nhà máy, cơ sở sản xuất xả thải công nghiệp trực tiếp ra cống dẫn đến các dòng kênh. Một phần do ý thức sinh hoạt của người dân.

Các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước kênh rạch

Các tiêu chí để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải đã được quy định cụ thể tại Điều 16 Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải.

Theo đó, các tiêu chí để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải bao gồm:

1. Hiệu quả xử lý của công nghệ: Đảm bảo mức độ cần thiết làm sạch nước thải, có tính đến khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận.
2. Tiết kiệm đất xây dựng.
3. Quản lý, vận hành và bảo dưỡng phù hợp với năng lực trình độ quản lý, vận hành của địa phương.
4. Chi phí đầu tư hợp lý trong đó tính đến cả sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu.
5. Phù hợp với đặc điểm điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất thủy văn của khu vực và khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận.
6. An toàn và thân thiện với môi trường
7. Có khả năng mở rộng về công suất hay cải thiện hiệu quả xử lý trong tương lai.
8. Đảm bảo hoạt động ổn định khi có sự thay đổi bất thường về chất lượng nước đầu vào, thời tiết và biến đổi khí hậu.
9. Mức độ phát sinh và xử lý bùn cặn.
10. Tiết kiệm năng lượng, có khả năng tái sử dụng nước thải, bùn thải sau xử lý.

Thông thường, căn cứ vào điều kiện cụ thể, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Dự án khắc phục ô nhiễm nước kênh rạch

Cách đây 2 năm, ARES đã tham gia tư vấn và triển khai thực hiện 02 dự án xử lý nước đen tại các kênh rạch. Một trong những dự án nổi bật là dự án tại kênh vòng Núi Sam, nằm trong thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, được ARES tiến hành phối hợp cùng Công ty Môi trường Đô thị Thành phố Châu Đốc. Trong dự án này, ARES đảm nhiệm vai trò thiết kế phương án cải tạo và đề xuất công nghệ xử lý nước nhằm mục đích khơi thông dòng chảy, điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xử lý môi trường tạo vẻ mỹ quan cho khu vực.

Dựa trên thực tế của kênh rạch, ARES đã đề xuất một giải pháp độc đáo tích hợp công nghệ Floating Wetlands và men vi sinh để xử lý bùn đáy và loại bỏ khí độc, nhằm giải quyết vấn đề nước đen và mùi hôi khó chịu. Sau khi khôi phục hệ sinh thái tự nhiên tại kênh này, ARES đã tiến hành thả cá để đảm bảo giảm thiểu nguy cơ tái ô nhiễm của con kênh.

Những nỗ lực này của ARES không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn tái khôi phục môi trường tự nhiên, đồng thời đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống trong khu vực.

Dự án xử lý nước thải kênh rạch của ARES

Tên dự án: Khắc phục cống xả thải kênh vòng Núi Sam.

Cấp công trình: Cấp IV.

Chủ đầu tư: Ban QLDA ĐT&XD Khu vực TP Châu Đốc.

Địa điểm: Phường Núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang.

Thời điểm tiếp nhận dự án: Năm 2021.

Mục tiêu: Khơi thông dòng chảy, điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xử lý môi trường tạo vẻ mỹ quan cho khu vực.

Hiện trạng: Trước khi xử lý, nước kênh đen ngòm và có cá sống vì kênh ô nhiễm. Bên cạnh đó, nồng độ BOD, COD và TSS cao và sự tích tụ của bùn đáy hình thành khí độc.

Nguyên nhân: Nước thải các khu dân cư không được thu gom triệt để, chủ yếu là tự thấm, một lượng nhỏ chảy  qua cống thoát nước của khu vực để thoát ra kênh rạch, các hộ dân sinh sống tiếp giáp với kênh rạch, nước thải sau bể tự hoại thoát vào kênh rạch không qua đường cống thu gom chung.

Ebook công nghệ xử lý nước thải kênh rạch

Môi trường ARES rất vui mừng khi được giới thiệu đến Quý khách hàng Ebook này. Trước tình trạng ô nhiễm và tái ô nhiễm kênh, rạch đáng báo động như hiện nay, nhiều cư dân sống xung quanh các kênh rạch này không những phải chịu hoàn cảnh sống “nghẹt thở” mà còn đối mặt với nguy cơ dịch bệnh. ARES hy vọng rằng, Ebook như là một gợi ý công nghệ cho để Quý khách hàng có thêm sự lựa chọn và cũng như ARES có cơ hội được đồng hành để chúng ta góp sức cùng nhau bảo vệ dòng kênh quê hương và mang đến cho người dân khu vực một đời sống chất lượng.

bia xu ly nuoc kenh rach moi truong ares

Dự án ARES đã triển khai giải pháp công nghệ xử lý nước ô nhiễm từ cống xả thải ở kênh vòng Núi Sam, tỉnh An Giang vào năm 2021, mang lại giá trị thực cho Chủ đầu tư và cộng đồng xung quanh. Với mục tiêu tối ưu hóa chi phí đầu tư và vận hành, ARES đã nghiên cứu và áp dụng giải pháp công nghệ tích hợp Floating Wetland và Men vi sinh.


Close Menu
Verified by MonsterInsights