Skip to main content
Tài liệu môi trường

Cân bằng dinh dưỡng cho vi sinh với tỷ lệ C:N:P

 

Chúng ta biết rằng, các phương pháp sinh học có hiệu quả nhất trong việc loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải. Tuy nhiên, làm thế nào để các chủng vi sinh vật có thể tăng cường hoạt động. Tăng hiệu quả xử lý ô nhiễm và giảm mùi hôi trong hệ thống xử lý nước thải là một vấn đề phức tạp. Bên cạnh việc đảm bảo các điều kiện phù hợp về nhiệt độ, pH, Oxy… thì cân bằng dinh dưỡng cho vi sinh cũng cần được quan tâm để mang lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động phân hủy chất hữu cơ. Nhất là để kiểm soát sự phát triển của các sinh vật dạng sợi.

Vi khuẩn dạng sợi là gì?

Vi khuẩn dạng sợi là một vấn đề gây đau đầu cho anh em vận hành. Chúng có ảnh hưởng đến hầu hết các hệ thống xử lý nước thải. Các vi khuẩn dạng sợi như Beggiatoa, Microthrix, Nocardia phát triển thành các chuỗi dài, giống như sợi. Khi có có mặt với số lượng ít, chúng rất có ích trong quá trình bùn hoạt tính. Giúp liên kết các bùn nhỏ thành các khối bùn lớn hơn giúp bùn lắng tốt.

Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của các vi sinh vật này gây ra lớp bùn có tính lắng kém và tạo bọt trong bể hiếu khí bọt xạ khuẩn và vi khuẩn dạng sợi nổi nhiều trong bể Aerotank.

Cân bằng dinh dưỡng cho vi sinh, tỷ lệ C : N : P

Carbon, Nitơ và Phốt Pho là 3 thành phần quan trọng nhất trong số các chất dinh dưỡng. Tỷ lệ C: N: P trong khoảng 100: 5: 1 hay 100: 10: 1. Tỷ lệ này cần được duy trì để đảm bảo hoạt động của vi sinh tối đa trong bể hiếu khí. Ngoài ra, một số nguyên tố vi lượng khác cũng cần được duy trì. Nhưng thường các nguyên tố vi lượng đa phần đã đủ trong nước thải.

Thường thì các điều kiện như vậy sẽ được đảm bảo trong tự nhiên. Nhưng trong các hệ thống xử lý nước thải thì khác. Một ví dụ về Nitơ, chúng cần thiết cho vi khuẩn trong việc tổng hợp axit amin và axit nucleic. Nitơ dư thừa trong nguồn nước thải từ các nhà máy chế biến sữa. Vi sinh lúc mới cấy sẽ tăng nhanh trong khoảng 1 tuần. Sau đó SV30 có thể tăng lên 50-70% và bùn sẽ lắng chậm lại. Màu bùn vẫn nâu đỏ, nước sau lắng trong nhưng để lâu vi khuẩn sợi phát triển mạnh bùn không lắng được. Nguyên nhân do thiếu Carbon trong nước thải.

Nếu tỷ lệ C: N: P không được duy trì, sự tăng trưởng của vi sinh vật bị hạn chế đáng kể. Vi sinh sẽ luôn ở trạng thái tế bào nhỏ không lớn được. Dẫn đến hiệu quả xử lý BOD, COD, và TSS cao và nước không đạt chuẩn QCVN.

Cần Làm Gì Để Cân Bằng Dinh Dưỡng Cho Vi Sinh?

Kiểm tra dinh dưỡng là việc cần làm đầu tiên trước khởi động hệ thống. Các chỉ tiêu cần phân tích đó là COD, BOD, TN, TP.

Cân bằng dinh dưỡng trong nước thải khá dễ dàng bằng cách bổ sung chất dinh dưỡng để đảm bảo tỷ lệ dinh dưỡng cần thiết. Với nước thải thiếu Carbon nhưng nước thải sinh hoạt sẽ cần bổ sung thêm mật rỉ. Thiếu N, P như nước thải sản xuất nước ngọt bổ sung thêm Ure, DAP. Thiếu thành phần nào sẽ có loại dinh dưỡng và liều lượng bổ sung cụ thể.

Vì quá trình sinh hóa diễn ra phức tạp nên lượng dinh dưỡng tính được sẽ khác thực tế. Ví dụ nhiều hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tính ra cần 10 kg mật rỉ 1 ngày, nhưng thực tế bổ sung 5 kg vi sinh vẫn hoạt động tốt. Vì vậy, hãy kiểm chứng thực tế rồi tăng lượng dinh dưỡng từ từ cho phù hợp.

 


zalo-oa-qr-aresen
Quét mã QR Zalo OA để nhận bài viết mỗi tuần.
Mục lục