Giấy phép môi trường là gì? Vì sao phải làm giấy phép môi trường?
1. Giấy phép môi trường (GPMT) là gì?
là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất – kinh doanh – dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bản vệ môi trường theo quy định pháp luật.
2. Vì sao phải làm giấy phép môi trường?
- Giấy phép môi trường là một trong những công cụ pháp lý trong quản lý môi trường của Nhà nước.
- Giấy phép môi trường là một cơ sở để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án, cơ sở đầu tư.
- Giấy phép môi trường cũng là một biện pháp xử phạt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện các biện pháp điều chỉnh nồng độ chất thải phát sinh để đạt quy chuẩn xả thải trước khi thải ra môi trường. Từ đó đảm bảo mục tiêu duy trì và bảo vệ chất lượng môi trường, đảm bảo lợi ích và sức khỏe của cộng đồng.
- Giấy phép môi trường góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo vấn đề môi trường có thể xảy ra.
- Giấy phép môi trường là loại giấy phép được đại diện, căn cứ đầy đủ cho doanh nghiệp,…
3. Thời điểm thực hiện giấy phép môi trường (GPMT)
a) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này.
b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm của Điều 36 Luật Bảo vệ Môi trường 2020, như sau:
- Cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
- Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí;
- Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
- Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng.
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;
c) Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2, Điều 39 của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức) đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chử dự án đầu tư được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm.
Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định.
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2, Điều 39 của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức) đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu quả thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.
(Khoản 2, Điều 42 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14)