Skip to main content
Tài liệu môi trường

Bùn vi sinh khó lắng và giải pháp xử lý

Hiện tượng bùn vi sinh khó lắng trong bể lắng là một vấn đề thường gặp trong các hệ thống xử lý nước thải. Bùn khó lắng không chỉ gây ra sự cản trở cho quá trình lắng đọng mà còn dẫn đến giảm hiệu quả của bể lắng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Hãy cùng Môi trường ARES tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp xử lý hiệu quả cho hiện tượng bùn khó lắng trong bể lắng qua bài viết dưới đây.

6 min

1. Quá trình khử Nitrat bể sinh học kém hiệu quả

1.1. Nguyên nhân bùn vi sinh khó lắng

Quá trình khử Nitrat trong bể sinh học có thể kém hiệu quả nếu không đáp ứng được một số điều kiện tối ưu khi vận hành. Một số điều kiện đó bao gồm: hàm lượng oxy hòa tan DO <0,2mg/l, bổ sung Methanol hoặc Ethanol để vi sinh vật khử Nitrat dễ hấp thu và duy trì nhiệt độ trong bể đạt từ 30 – 36 độ C.

Chính những điều kiện đã đề cập không được điều khiển tốt tại bể sinh học là nguyên nhân xảy ra quá trình khử Nitrat không hoàn toàn, và dẫn đến kết quả là quá trình khử Nitrat tiếp tục diễn ra ở bể lắng.

Theo cơ chế hoạt động của quá trình khử Nitrat, cuối quá trình này, khí Nito sẽ được giải phóng. Sự giải phóng khí Nito tại bễ lắng sẽ gây ra hiện tượng các bong bóng nhỏ trên bề mặt bể lắng và kéo theo bông bùn nổi.

4 min

1.2. Giải pháp

Để khắc phục tình trạng này, ARES sẽ đề xuất cho các bạn phương pháp xử lý như sau:

  • Kiểm tra lại nồng độ Nitrat đầu vào của bể lắng.
  • Tăng lưu lượng tuần  hoàn bùn và tuần hoàn nước về cụm bể sinh học nhằm tăng khả năng xử lý Nitrat của bể sinh học
  • Kiểm tra và điều chỉnh lưu lượng khí cấp cho bể hiếu khí để tăng nồng độ DO trong bể từ đó hạn chế quá trình Nitrat hoá không hoàn toàn.
  • Hãy nghĩ đến việc tính toán nâng cấp hoặc cải tạo bể sinh học nếu bạn đã hoàn thành bước 1, 2, và 3 mà vẫn không có kết quả. Nguyên nhân lúc này đến từ bể sinh học quá tải, thiết kế quá nhỏ so với công suất hoạt động.

2. Sự phát triển ồ ạt của vi khuẩn sợi

2.1. Nguyên nhân bùn vi sinh khó lắng

Nguyên nhân tiếp theo chính là các vi khuẩn dạng sợi có thể tồn tại trong, ngoài bông bùn hoặc trôi nổi tự do trong nước. Những vi sinh dạng sợi ẩn trong bông bùn giống như những bọt biển, chúng phát triển mạnh mẽ để tạo ra các liên kết vững chắc, giữ cho cấu trúc bông bùn gắn kết lại thành từng mảng bùn. Quá trình kết dính này làm tăng diện tích tiếp xúc, khiến cho những khối bùn này không thể tự lơ lửng trên bề mặt nước.

5 min

2.2. Giải pháp

Theo kinh nghiệm vận hành của ARES, tình trạng này sẽ được xử lý như sau:

  • Đối với trường hợp mật độ vi khuẩn còn thấp, bạn hãy tăng lưu lượng khí, tăng nồng độ pH, bổ sung dinh dưỡng cho cụm bể sinh học để thúc đẩy sự phát triển của nhóm vi sinh xử lý nước thải. Sự gia tăng về mật động của nhóm vi sinh xử lý nước thải sẽ áp đảo sự phát triển của nhóm vi khuẩn sợi. Cùng lúc này, bạn hãy sử dung dịch Janven 1% để tạt lên các mảng bùn nổi bể lắng để tiêu diệt vi khuẩn sợi. Hãy nhớ dùng một lượn vừa đủ thôi nhé! Ngoài cách xử lý trên, hiện nay trên thị trường có một số loại chế phẩm vi sinh xử lý nước thải. Chế phẩm này được đưa vào hệ thống giúp tăng hàm lượng vi sinh có lợi.
  • Đối với trường hợp mật độ vi khuẩn sợi dày đặc, không còn cách nào khác ngoài giải pháp tiến hành khử trùng và vệ sinh toàn bộ hệ thống xử lý nước thải và nuôi cấy mới hệ bùn vi sinh.

3. Tuổi bùn cao

3.1. Nguyên nhân bùn vi sinh khó lắng

Nguyên nhân tiếp theo của hiện tượng bùn nổi bể lắng thường là do bùn đã lưu lại trong bể trong thời gian dài. Khi bùn di chuyển qua bể lắng và được lưu giữ tại bể lắng trong khoảng thời gian lâu, vi sinh vật sẽ chết và hình thành thành các mảng to màu xám đen, gây ra mùi hôi cho bể lắng.

3.2. Giải pháp

Để khắc phục tình trạng này, ARES có những lời khuyên cho bạn như sau:

  • Giảm thời gian lưu bùn trong bể lắng bằng cách tăng sự tuần hoàn bùn từ bể lắng trở lại bể sinh học.
  • Thường xuyên xả bùn dư nếu mật độ bùn trong bể sinh học quá cao. Tuy nhiên, cần đảm bảo duy trì mức SV30 trong hệ thống khi tiến hành xả bùn.
  • Khi bùn lắng, có thể hạn chế hoặc khuấy đều bùn để nó lắng xuống trước khi thực hiện việc xả bùn dư về bể chứa bùn.

4. Nước thải chứa chất độc

4.1. Nguyên nhân bùn vi sinh khó lắng

Bùn nổi trong bể lắng thường xuất phát từ sự hiện diện của chất độc trong nước thải. Khi nước chứa các chất độc, bông bùn sẽ khó lắng xuống hoặc vi sinh vật sẽ chết, dẫn đến tình trạng bùn nổi trên bề mặt bể lắng.

4.2. Giải pháp

Để khắc phục tình trạng này, có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Xác định và cô lập nguồn thải chứa chất độc ảnh hưởng đến hệ vi sinh, sau đó xử lý chúng một cách riêng biệt.
  • Thực hiện bơm nước pha loãng để giảm nồng độ chất độc có trong hệ thống.
  • Bổ sung thêm bùn vi sinh hoặc chế phẩm vi sinh vào hệ thống, nhằm tạo điều kiện tốt cho hoạt động sinh học và cân bằng vi sinh vật trong bể lắng.

Kết luận

Tóm lại, vấn đề bùn khó lắng là một thách thức đối với hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, với các phương pháp giải quyết hiệu quả và sự lựa chọn phương pháp phù hợp, chúng ta có thể đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống và bảo vệ môi trường.


Mục lục
Close Menu
Verified by MonsterInsights