Skip to main content
Tài liệu môi trường

Hướng dẫn tính toán lượng bùn sinh ra trong hệ thống xử lý nước thải

3 min

1. Bùn hoá lý

Sinh ra do TSS được tính bằng cách:

**DS1** = (TSSvào – TSSra) x Qngày / 1000.

Trong đó:
✓ TSS đơn vị mg/l đổi ra g/m³ ,
✓ Q ngày đơn vị m³/ngày, 1000 đổi đơn vị gam ra kg.
✓ Như vậy đơn vị TSS (kg/ngày)

2. Hoá chất

  • Xút, axit: để điều chỉnh pH, đa số không sinh ra bùn nhưng đối với nước thải xi mạ ,gốc OH – trong xút sẽ tham gia vào phản ứng để tạo Hydroxit kim loại để kết tủa, lúc này bùn sinh ra sẽ phụ thuộc vào nồng độ kim loại.
  • Hóa chất keo tụ: phèn sắt, phèn nhuôm ( sử dụng nhiều) gọi bùn sinh ra do hóa chất keo tụ là** DS2**. Để xác định bùn sinh ra do hóa chất keo tụ cần làm thí nghiệm Jartest để xác định được lượng hóa chất sử dụng là bao nhiêu.

Ví dụ: Hệ thống sử dụng PAC 100mg/l được hiểu đơn giản là 100 g/1 m³ nước thải
hoặc là 1 m³ nước thải sử dụng 100 g PAC.

**DS2 **= Q ngày (m³/ngày) x lượng hóa chất.

  • Hóa chất tạo bông: Polymer (sử dụng ít thường 2 – 4 gam/ 1 m³ nước thải nên trong tính toán thường không được xem xét để đưa vào tính lượng bùn sinh ra).

2. Bùn sinh ra trong quá trình kỵ khí

Dựa vào nồng độ COD trong nước thải thông thường 1kg COD sinh ra 0.04kg DS

**DS3** = COD x 0.04

3. Bùn sinh ra trong quá trình hiếu khí

Dựa vào nồng độ BOD trong nước thải thông thường 1kg BOD sinh ra 0.5 kg DS

**DS4** = BOD x 0.5.

4. Bùn sinh ra trong hệ thống

Như vậy tổng lượng bùn sinh ra trong hệ thống:

DS = DS1 + DS2 + DS3 + DS4



Mục lục
Close Menu
Verified by MonsterInsights