Skip to main content
Tài liệu môi trường

Hồ sơ môi trường là gì? 7 loại hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần biết

Hồ sơ môi trường là gì?

Hồ sơ môi trường là những tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Việc nắm rõ và xây dựng hồ sơ môi trường đầy đủ không chỉ giúp doanh nghiệp tránh vi phạm pháp luật mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Đối với các dự án cũng như hoạt động cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để được chính thức đi vào xây dựng thì các doanh nghiệp cần có đầy đủ các hồ sơ môi trường quy định pháp luật. Vậy hồ sơ môi trường và báo cáo môi trường là gì? Doanh nghiệp cần phải làm những gì?

ho so moi truong

Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện hồ sơ môi trường?

Môi trường luôn là vấn đề nóng bỏng, trong đó ô nhiễm môi trường gây ra nhiều hệ lụy và đang mối lo ngại lớn ở khắp các quốc gia trên thế giới và ở nước ta.

Tình trạng môi trường ở nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, nguyên nhân là do nhận thức người dân về việc bảo vệ môi trường chưa cao, tình trạng xả rác bừa bãi rất phổ biến ngay cả ở những khu vực công cộng hay công viên văn hóa.

Tuy nhiên, phần lớn tác nhân gây ô nhiễm môi trường đến từ các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, khu công nghiệp mà tại đây các doanh nghiệp, chủ đầu tư thực hiện dự án không thực hiện đúng yêu cầu về bộ luật bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp đóng vai trò là “tế bào” quan trọng của nền kinh tế, những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã góp phần chủ lực vào sự phát triển chung nhưng cũng kéo theo chất lượng môi trường bị suy giảm đáng báo động. Chính vì vậy, buộc doanh nghiệp phải đảm bảo yếu tố môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

  • Hồ sơ môi trường là căn cứ pháp lý để cơ quan chức năng thực hiện việc giám sát, theo dõi việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.
  • Nâng cao sự tín nhiệm, về hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng và xã hội, góp phần phát triển bền vững.
  • Hồ sơ môi trường là một trong những thủ tục pháp lý quan trọng cho thấy năng lực của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.
  • Thể hiện tinh thần, trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
  • Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thì những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường sẽ được mở rộng nhiều cơ hội hơn.

7 Loại hồ sơ môi trường quan trọng doanh nghiệp cần biết.

Để thuận tiện cho Quý doanh nghiệp dễ dàng tìm hiểu các loại hồ sơ môi trường, đồng thời cũng là các loại hồ sơ môi trường mà dịch vụ môi trường của ARES đã và đang hỗ trợ nhiều doanh nghiệp hoàn thiện. Hồ sơ môi trường bao gồm:

1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

Đánh giá tác động môi trường là hồ sơ môi trường được triển khai đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương.

  • Đối tượng áp dụng: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II (Điều 30 của Luật BVMT 2020).
  • Nội dung báo cáo ĐTM (Điều 32 của Luật BVMT 2020).
  • Quy định về đối tượng, nội dung, hình thức tham vấn ĐTM (Điều 33 của Luật BVMT 2020 và Điều 26 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
  • Quy định trong thẩm định báo cáo ĐTM (Điều 34 của Luật BVMT 2020).
  • Nhiệm vụ của chủ dự án khi thay đổi nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM (Khoản 4 Điều 37 của Luật BVMT 2020). Thực hiện đánh giá tác động môi trường với dự án có thay đổi khi tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc làm tăng tác động xấu đến môi trường. Báo cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét chấp thuận trong quá trình cấp GPMT khi dự án đầu tư có thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả nước thải vào nguồn nước.Tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm khi có những thay đổi khác.
  • Nội dung, biên bản họp tham vấn, hồ sơ thẩm định, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM theo Phụ lục II của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

2. Giấy phép môi trường.

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

  • Đối tượng áp dụng: dự án đầu tư Nhóm I, II và III (Điều 39 của Luật BVMT 2020).
  • Thẩm quyền cấp GPMT: Bộ TNMT, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện (Điều 41 của Luật BVMT 2020).
  • Thời hạn cấp phép: không quá 45 ngày với GPMT thuộc thẩm quyền cấp bộ và không quá 30 ngày đối với GPMT thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện (Khoản 4 Điều 43 của Luật BVMT).
  • Thời hạn giấy phép: 7 năm (dự án Nhóm I), 7 năm (dự án hoạt động trước ngày Luật BVMT có hiệu lực) và 10 năm cho các trường hợp còn lại.
  • Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp GPMT (Điều 43 Luật BVMT 2020 và Điều 29 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
  • Quy định cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi GPMT (Điều 44 của Luật BVMT 2020 và Điều 30 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP).

3. Đăng ký môi trường.

Đăng ký môi trường là hồ sơ áp dụng cho các dự án có phát sinh chất thải hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực không thuộc đối tượng phải có GPMT (Điều 49 của Luật BVMT 2020).

  • Đối tượng miễn đăng ký môi trường (Phụ lục XVI của Nghị định 08/2022/NĐ-CP).
  • Thời điểm phải đăng ký môi trường: dự án lập ĐTM thực hiện trước khi vận hành chính thức; dự án không thuộc đối tượng lập ĐTM thì thực hiện trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng,… (Khoản 6 Điều 49 của Luật BVMT 2020).
  • Cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường là UBND cấp xã với dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp xã trở lên.
  • Hồ sơ, thủ tục thực hiện theo Điều 22 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT​.

4. Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

Vận hành thử nghiệm là công việc quan trọng để chủ đầu tư kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả, sự phù hợp của các công trình xử lý chất thải với các yêu cầu BVMT. Quá trình chỉ thực hiện sau khi dự án đã hoàn thành công trình xử lý, lắp đặt thiết bị quan trắc tự động liên tục, quy trình vận hành công trình, hồ sơ hoàn công và kế hoạch vận hành thử nghiệm của chủ dự án.

  • Các dự án có hệ thống xử lý chất thải bắt buộc phải vận hành thử nghiệm;
  • Dự án không cần vận hành thử nghiệm hệ thống quy định tại Khoản 1 Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
  • Quy định trong vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường quy định tại Điều 31 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP (trừ Khoản 1 Điều này);
  • Quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án, cơ sở quy định tại Điều 21 của Thông tư 21/2022/NĐ-CP.

5. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo được thực hiện định kỳ hằng năm được tổng hợp các kết quả từ nhiều báo cáo định kỳ của doanh nghiệp như quan trắc môi trường định kỳ; quan trắc tự động, liên tục; quản lý CTRSH, CTRCN, quản lý CTNH; quản lý phế liệu,…

  • Báo cáo công tác BVMT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định chi tiết tại Điều 119 của Luật BVMT 2020
  • Nội dung báo cáo công tác BVMT thực hiện theo Khoản 1 Điều 66 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

Thời gian gửi báo cáo (Khoản 2 Điều 66 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT):

  • Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ báo cáo đến cơ quan cấp GPMT, cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường, Sở TNMT, UBND cấp huyệnnộp báo cáo công tác BVMT định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12) trước ngày 05/01 của năm tiếp theo.
  • Chủ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, CCN báo cáo đến cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cơ quan cấp Giấy phép môi trường, ban quản lý KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nộp báo cáo định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ 01/01 đến hết ngày 31/12) trước ngày 10/01 của năm tiếp theo.

6. Giấy phép khai thác nước ngầm, nước mặt.

  • Căn cứ theo Nghị định 201/2013/NĐ-CP thì việc cấp giấy phép khai thác nước mặt/nước ngầm phải căn cứ vào chiến lược, quy hoạch phát triển – kinh tế, quy hoạch tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước, báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước và nhu cầu sử dụng, xả nước thải.
  • Thời hạn giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất tối đa 10 năm, tối thiểu 3 năm. Thời hạn giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất tối đa 15 năm, tối thiểu 5 năm.
  • Cơ quan quản lý, tiếp nhận và thụ lý hồ sơ gồm Bộ TNMT, Sở TNMT, UBND cấp tỉnh.

7. Các loại hồ sơ môi trường khác.

Đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đã đi vào hoạt động đã thực hiện các hồ sơ môi trường ban đầu tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế mà cần thiết hoặc không cần thiết thực hiện tiếp tục các hồ sơ sau:

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

  • Đi kèm với 01 trong 03 hồ sơ trên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động bắt buộc phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
  • Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 02 lần/năm, nộp cho cơ quan quản lý trước ngày 15/01 và ngày 15/07 hàng năm.
  • Đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.

Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại (Căn cứ Nghị Định 38/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/6/2015 và được hướng dẫn bởi Thông Tư 36/2015/TT-BTNMT có hiệu lực 1/9/2015).

Đối với các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng lớn hơn 120 kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 600 kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác.

  • Xin giấy phép khai thác nước ngầm (giếng khoan), nước mặt (sông, suối, hồ…) đối với trường hợp khai thác để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Hồ sơ xin phép xả thải vào nguồn tiếp nhận đối với các cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả nước thải vào môi trường;
  • Lập báo cáo hoàn thành sau khi hoàn thành các hạng mục đã cam kết trong các thủ tục môi trường trên khi dự án đi vào hoạt động;

Việc không thực hiện hoặc không chấp hành đầy đủ các quy định về môi trường, thực hiện lập đầy đủ các hồ sơ môi trường, thủ tục môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 117/2009/NĐ – CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường; tùy theo mức độ và quy mô mà đơn vị có thể bị phạt, thu hồi giấy phép hoặc đóng cửa…

Cách xác định loại hồ sơ cần xin cho từng loại doanh nghiệp.

1. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa đi vào hoạt động.

Trước khi đi vào hoạt động xây dựng dự án, các nhà doanh nghiệp tùy từng quy mô, ngành nghề sẽ tiến hành lập các hồ sơ môi trường ban đầu như sau:

  • Đánh giá tác động môi trường: Áp dụng đối với các dự án quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;
  • Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường khi: Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; Theo đề nghị của chủ dự án;
  • Lập kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường): Cho các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II và Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP;
  • Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau: Thay đổi địa điểm; Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động, vận hành dự án.

Sau khi đi vào hoạt động chính thức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa tiến hành lập một trong hai hồ sơ trên (Đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường) thì phải tiến hành lập “Đề án bảo vệ môi trường”. Có 2 loại:

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết:
Cho các cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và không có một trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản:
Cho các cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

Nếu không thực hiện hồ sơ môi trường theo luật sẽ như thế nào?

Theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, các hành vi không thực hiện hồ sơ môi trường sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

Đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định:

  • Đối với dự án, cơ sở thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
  • Đối với dự án, cơ sở thuộc đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đăng ký môi trường: bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Đối với hành vi không thực hiện đề án bảo vệ môi trường theo quy định:

  • Đối với đề án bảo vệ môi trường đơn giản thuộc trách nhiệm xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
  • Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết thuộc trách nhiệm xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường: bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
  • Đối với đề án bảo vệ môi trường chi tiết thuộc trách nhiệm phê duyệt của Bộ, cơ quan ngang Bộ: bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Ngoài ra, tùy theo mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm mà mức xử phạt đối với các doanh nghiệp có thể là phạt tiền hoặc thậm chí đình chỉ hoạt động kinh doanh và sản xuất.

Những vấn đề khó khăn khi thực hiện thủ tục môi trường.

Thực hiện thủ tục môi trường là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh bền vững của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng dễ dàng và thường gặp phải nhiều thách thức. Dưới đây là một số vấn đề khó khăn phổ biến mà doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Thủ Tục Phức Tạp Và Khó Hiểu: Các quy định về môi trường thường rất chi tiết và thay đổi liên tục. Điều này khiến doanh nghiệp khó theo kịp và nắm bắt đầy đủ các yêu cầu pháp lý cần thiết, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Thiếu Kiến Thức Chuyên Môn: Không phải doanh nghiệp nào cũng có đội ngũ nhân sự am hiểu sâu về các thủ tục, quy định môi trường. Việc thiếu chuyên gia có thể dẫn đến sai sót trong việc lập hồ sơ, dẫn đến vi phạm pháp luật và bị xử phạt.
  • Thời Gian Thực Hiện Kéo Dài: Quy trình phê duyệt các hồ sơ môi trường thường đòi hỏi thời gian dài do phải trải qua nhiều bước kiểm tra và thẩm định từ cơ quan chức năng. Điều này có thể làm chậm trễ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Thay Đổi Quy Định Thường Xuyên: Các chính sách và quy định về môi trường có thể thay đổi theo thời gian, điều này buộc doanh nghiệp phải luôn cập nhật để đảm bảo tuân thủ. Việc không nắm bắt kịp thời những thay đổi này có thể gây ra rủi ro pháp lý.
  • Công Tác Quản Lý Và Giám Sát Không Đầy Đủ: Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động quản lý và giám sát môi trường một cách liên tục. Điều này dẫn đến việc không tuân thủ đúng quy định, gây ra ô nhiễm và có thể bị xử phạt.
  • Khó Khăn Trong Ứng Phó Với Sự Cố Môi Trường: Doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với việc hoàn thành thủ tục, mà còn cần chuẩn bị cho các tình huống sự cố môi trường bất ngờ. Thiếu sự chuẩn bị có thể dẫn đến những tổn thất lớn về tài chính và uy tín.

Dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường uy tín.

Để giúp các doanh nghiệp gỡ vướng mắc trong hồ sơ môi trường, ARES cung cấp các gói dịch vụ làm hồ sơ môi trường trọn gói như làm giấy phép môi trường, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký môi trường, báo cáo kết quả thử nghiệm công trình xử lý chất thải, báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Với hơn 20 năm trong ngành môi trường, Hợp Nhất đã làm hồ sơ môi trường cho rất nhiều doanh nghiệp như:

  • Ngành bất động sản;
  • Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống;
  • Ngành dệt nhuộm;
  • Ngành y tế, dược phẩm;
  • Ngành chế biến gỗ, mụn dừa;
  • Ngành sản xuất giấy;
  • Ngành sản xuất phân bón;
  • Ngành chế biến mỹ phẩm;
  • Các ngành công nghiệp, hóa chất, cầu cảng;
  • Và nhiều ngành nghề khác.
Mục lục
Close Menu