AAO-MBBR & Wetland xử lý nước thải thủy sản
1. Đặc điểm và thành phần nước thải thủy sản
Đặc điểm: Nước thải của ngành chế biến thủy sản và thực phẩm thường có hàm lượng hữu cơ và chất rắn lơ lửng cao, chứa các hợp chất như protein, lipid, carbohydrate, và dầu mỡ.
Thành phần nước thải thủy sản:
2. Giải pháp công nghệ AAO-MBBR kết hợp Wetland
2.1 AAO (Anaerobic-Anoxic-Oxic)
Một quy trình xử lý sinh học bao gồm các bước xử lý kỵ khí, thiếu khí, và hiếu khí.
- Kỵ khí (Anaerobic): Giảm các chất hữu cơ và BOD.
- Thiếu khí (Anoxic): Khử nitrat (denitrification).
- Hiếu khí (Oxic): Xử lý quá trình nito hóa và loại bỏ BOD/COD còn lại.
2.2 MBBR (Giá thể bám dính)
MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor): Một công nghệ sinh học sử dụng các giá thể di động để gia tăng hiệu suất xử lý chất ô nhiễm, giúp tăng cường quá trình xử lý hữu cơ và nitrat hóa.
2.3 Wetland (Công nghệ đất ngập nước)
Wetland (Công nghệ đất ngập nước): Một hệ sinh thái nhân tạo sử dụng thực vật và đất để xử lý nước thải thông qua quá trình lọc sinh học và sinh hóa và tăng hiệu xuất loại bỏ Nitơ và phospho.
3. Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải thủy sản
- Hiệu quả xử lý cao: Loại bỏ tốt các chất hữu cơ COD và BOD, nitơ, phospho và chất rắn lơ lửng.
- Chi phí vận hành hợp lý: Đặc biệt khi kết hợp với Wetland, giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng.
- Bền vững và thân thiện môi trường: Giải pháp Wetland góp phần xây dựng cảnh quang sinh thái khu vực xử lý nước thải.
- Dễ dàng nâng cấp và mở rộng: Hệ thống MBBR linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh.
4. Giải pháp toàn diện cho nước thải thủy sản
4.1 Tiền xử lý hệ thống xử lý nước thải thủy sản
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng nhằm giúp hệ thống xử lý phía sau hoạt động ổn định và ngăn ngừa tình trạng giao động nồng độ ô nhiễm trong nước thải thủy sản và thực phẩm.
4.2 Máy tách rắn lỏng màn chắn dây nêm Nhật Bản
- Cơ chế hoạt động: Lưới lọc áp dựng công nghệ màn chắn dây nêm Nhật Bản cho hiệu quả loại bỏ cặn lên đến 98% với kích thước lưới siêu mịn.
- Ưu điểm: Màn dây nêm sử dụng SUS316 với độ bền cao và chống ăn mòn, kích thước lưới lọc siêu mịn cho hiệu suất loại bỏ cao, không cần bảo trì liên tục, cấu tạo đơn giản dễ bảo dưỡng và lắp đặt; không phát sinh chi phí vận hành.
4.3 Tuyển nổi (DAF – Dissolved Air Flotation)
- Cơ chế hoạt động: Sử dụng các bọt khí nhỏ để kết dính các chất lơ lửng và dầu mỡ, giúp chúng nổi lên bề mặt và dễ dàng thu gom.
- Ưu điểm: Loại bỏ hiệu quả các loại dầu mỡ và các chất lơ lửng.
4.4 Cụm bể sinh học trong hệ thống xử lý nước thải thủy sản
Trong quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản và thực phẩm, giai đoạn xử lý chính đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm còn lại sau khi qua giai đoạn tiền xử lý. Giải pháp được áp dụng là công nghệ AAO-MBBR kết hợp.
Cụm AAO (Anaerobic-Anoxic-Oxic)
AAO là viết tắt của ba giai đoạn xử lý liên tiếp: kỵ khí (anaerobic), thiếu khí (anoxic) và hiếu khí (oxic). Mỗi giai đoạn có chức năng xử lý riêng biệt nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm một cách hiệu quả.
Giai đoạn kỵ khí (Anaerobic)
- Cơ chế hoạt động: Quá trình xử lý trong điều kiện không có oxy, giúp phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản và giảm tải lượng BOD (Biochemical Oxygen Demand).
- Ưu điểm: Hiệu quả xử lý cao đối với các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
Giai đoạn thiếu khí (Anoxic)
- Cơ chế hoạt động: Thực hiện quá trình khử nitrat (denitrification) trong điều kiện thiếu oxy, chuyển nitrat thành khí nitơ, loại bỏ nitơ khỏi nước thải.
- Ưu điểm: Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước bởi nitơ, ngăn ngừa hiện tượng phú dưỡng.
Giai đoạn hiếu khí (Oxic)
- Cơ chế hoạt động: Sử dụng oxy hòa tan để oxy hóa và phân hủy các chất hữu cơ còn lại, loại bỏ BOD, COD (Chemical Oxygen Demand) và thực hiện quá trình nitrat hóa (chuyển amoniac thành nitrat).
- Ưu điểm: Loại bỏ hiệu quả các chất hữu cơ và tăng cường xử lý nitơ.
Bể MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)
MBBR bổ sung vào hệ thống AAO bằng cách sử dụng giá thể di động trong các bể phản ứng để cung cấp diện tích bề mặt cho vi sinh vật bám dính và phát triển màng sinh học. Hệ thống MBBR hoạt động dựa trên hai cơ chế chính:
Vi sinh vật bám dính phát triển màng sinh học:
- Cơ chế hoạt động: Các vi sinh vật phát triển trên các giá thể di động tạo ra màng sinh học cố định. Các giá thể này nằm lơ lửng trong nước thải và được tuần hoàn liên tục, tạo điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật tiếp xúc với các chất hữu cơ và chất ô nhiễm, từ đó thực hiện quá trình phân hủy sinh học.
- Ưu điểm: Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc cho vi sinh vật, nâng cao hiệu suất xử lý.
Chuyển động không ngừng của các giá thể:
- Cơ chế hoạt động: Các giá thể di chuyển tự do trong bể giúp duy trì sự đồng đều của nồng độ oxy và chất dinh dưỡng, giúp vi sinh vật phát triển mạnh mẽ và hiệu quả xử lý cao hơn.
- Ưu điểm: Hệ thống ổn định, ít cần bảo trì, dễ vận hành và linh hoạt ứng phó với các biến đổi tải trọng.
5. Ưu điểm khi kết hợp công nghệ AAO với MBBR
- Hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ cao: Quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp và xử lý BOD, COD đạt hiệu quả tối đa nhờ kết hợp của cả ba giai đoạn kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí cùng sự hỗ trợ của vi sinh màng biofilm.
- Loại bỏ nitơ hiệu quả: Loại bỏ nitơ thông qua quá trình nitrat hóa và khử nitrat, giúp nâng cao chất lượng nước đầu ra.
- Ổn định và đáng tin cậy: Hệ thống MBBR bổ sung bề mặt sinh học cho vi sinh vật, tăng cường hiệu suất xử lý và đảm bảo sự ổn định ngay cả khi tải trọng thay đổi.
Tóm lại, công nghệ AAO-MBBR cung cấp một giải pháp không chỉ hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí phục vụ trong xử lý nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường hiện hành của luật môi trường Việt Nam.
6. Xử lý bậc ba: Wetland (bãi lọc ngầm trồng cây nhân tạo)
Wetland nhân tạo (Constructed Wetland): Là hệ thống được thiết kế và xây dựng để mô phỏng chức năng của wetland tự nhiên nhằm xử lý nước thải hiệu quả. Wetland nhân tạo có thể được phân loại chính dựa trên dòng chảy của nước thải qua hệ thống:
- Horizontally Flowing Wetland (HFD): Dòng chảy ngang qua lớp các vật liệu lọc.
- Vertically Flowing Wetland (VFD): Dòng chảy thẳng đứng qua lớp các vật liệu lọc.
6.1 Cấu trúc của Wetland nhân tạo
Thành phần chính:
- Khung/đế bề chứa: Thường làm từ vật liệu chống thấm như bê tông hoặc màng chống thấm để ngăn chặn sự thấm nước xuống đất.
- Vật liệu lọc: Bao gồm các lớp cát, sỏi và đá, cung cấp môi trường sống cho vi sinh vật và thực vật thủy sinh.
- Thực vật thủy sinh: Được trồng trên lớp bề mặt, giờ đó không chỉ đóng vai trò cảnh quan mà còn giúp cải thiện hiệu suất xử lý nhờ quá trình hấp thu và vận chuyển chất ô nhiễm.
- Hệ thống cấp và thu nước: Bao gồm các ống dẫn nhập nước thải vào và thu nước sạch sau xử lý.
6.2 Nguyên lý xử lý trong Wetland
Xử lý vật lý
- Lọc cơ học: Loại bỏ các hạt rắn nhỏ và cặn bẩn thông qua các lớp đá, sỏi và cát.
- Lắng đọng: Các hạt lơ lửng lắng xuống và bị giữ lại trong khung chứa.
Xử lý sinh học
- Hoạt động của vi sinh vật: Vi sinh vật trong nền lọc và rễ thực vật phân hủy các chất hữu cơ và làm giảm BOD, COD, và các hợp chất hữu cơ khác.
- Quá trình nitrification-denitrification: Chuyển đổi amoniac thành nitrat (nitrification) và sau đó khử nitrat thành khí nitơ (denitrification), loại bỏ nitơ khỏi nước thải.
Xử lý hóa học
Hấp thụ và kết tủa: Các ion kim loại và các chất dinh dưỡng như photpho có thể bị hấp thụ trên bề mặt vật liệu lọc hoặc kết tủa và không tan trong nước.
6.3 Ưu điểm của Wetland nhân tạo
- Hiệu suất cao: Loại bỏ các chất ô nhiễm còn sót lại và vi sinh vật gây hại, đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý.
- Bền vững và tiết kiệm: Sử dụng năng lượng tự nhiên và các quy trình sinh học, giảm chi phí vận hành và bảo trì so với các công nghệ khác.
- Cảnh quan và đa dạng sinh học: Tạo ra môi trường sống cho các loài động thực vật, góp phần nâng cao chất lượng môi trường xung quanh.
6.4 Ứng dụng Wetland nhân tạo:
- Xử lý nước thải sinh hoạt, chế biến thực phẩm, thủy sản: Các ngành công nghiệp này đều có nước thải chứa nhiều chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cần xử lý bậc ba.
- Xử lý nước thải đô thị: Đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng nước trước khi xả vào các dòng nước tự nhiên hoặc tái sử dụng cho mục đích khác.
7. Hồ sơ năng lực ARES xử lý nước thải thủy sản ARES
Hồ sơ năng lực ARES xử lý nước thải thủy sản ARES
STT | Tên dự án | Địa điểm | Công suất |
---|---|---|---|
1 | Thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cá tra – Công ty TNHH Đại Tây Dương | Cần Thơ | 3.000 m³/ngày |
2 | Thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cá tra – Công ty CP Nam Việt | An Giang | 2.600 m³/ngày |
3 | Thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị Hệ thống xử lý nước thải chế biến thuỷ sản – Công ty CP chế biến thuỷ sản Nha Trang Seafood | Cần Thơ | 1.200 m³/ngày |
4 | Thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến Surimi – Công ty CP TM Vận tải và chế biến thuỷ sản Long Hải | Thanh Hoá | 600 m³/ngày |
5 | Thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị hệ thống xử lý nước thải thuỷ sản Hải Sáng – Công ty TNHH MTV Liên Lộc Phát | Cần Thơ | 600 m³/ngày |
6 | Thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị Hệ thống xử lý nước thải Nhà chế biến thủy sản – Công ty TNHH chế biến thuỷ sản Hải Long | Thanh Hóa | 450 m³/ngày |
7 | Thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị Hệ thống xử lý nước thải Nhà chế biến thủy sản – Công ty TNHH MTV Thủy sản Trường Phúc | Bạc Liêu | 300 m³/ngày |
8 | Thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị Hệ thống xử lý nước thải Nhà chế biến thủy sản – Công ty CP Thuỷ sản Long Hải (XNK) | Thanh Hóa | 300 m³/ngày |
9 | Thiết kế, cung cấp, lắp đặt thiết bị Hệ thống xử lý nước thải Nhà chế biến thủy sản – Công ty CP XNK Thuỷ sản Thanh Hóa | Thanh Hóa | 250 m³/ngày |
Và cùng nhiều dự án thủy sản khác với công suất nhỏ hơn 250 m³/ngày.
ARES cung cấp giải pháp trọn gói cho hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản, bao gồm:
- Tư vấn nâng cấp, cải tạo hệ thống: Đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, đạt hiệu suất xử lý cao và tuân thủ quy chuẩn môi trường.
- Cung cấp thiết bị chuyên dụng: Máy ép bùn trục vít, thiết bị thu hồi phụ phẩm Toyo Screen giúp giảm thiểu chi phí vận hành và tăng hiệu quả xử lý.
- Gói bổ sung vi sinh định kỳ: Gia tăng hiệu quả xử lý COD, BOD, Nito, Photpho, giúp hệ thống xử lý nước thải thích ứng nhanh với biến động về lưu lượng và nồng độ ô nhiễm.
Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, thị trường rộng khắp cả nước, ARES cam kết mang đến dịch vụ hỗ trợ 24/7, giải quyết sự cố nhanh chóng và hiệu quả, giải pháp đo may linh hoạt theo nhu cầu của khách hàng.
ARES – Cam kết phục vụ tận tâm, trách nhiệm và hiệu quả bằng “con người phụng sự”.