Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật
Ngành chăn nuôi là một ngành nghề lâu đời, một phần quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của đất nước, đóng góp đáng kể vào nguồn cung cấp thực phẩm và thu nhập cho người lao động. Hiện nay, ngành chăn nuôi đang có sự phát triển mạnh mẽ, với sự đầu tư vào các trang trại chăn nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại và cải tiến giống.
Từ lâu, vấn đề xử lý nước thải chăn nuôi đã và đang là một nỗi lo của nhiều doanh nghiệp khi các hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi trước đó khá là tốn kém nhưng nếu không xử lý thì ảnh hưởng đến môi trường xung quanh rất nặng nề, gây tác hại trực tiếp đến con người và môi trường.
Hiện nay, các công trình nghiên cứu Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật đang được phát triển với tiềm năng giải quyết được vấn đề các doanh nghiệp đang trăn trở. Hãy cùng ARES tìm hiểu phương pháp mới này thông qua bài viết sau.
1. Tổng quan về nước thải chăn nuôi
1.1 Đặc tính nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi là nước bị ô nhiễm từ các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Nước thải này bao gồm các chất thải từ các quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và xử lý động vật, như phân bón, thức ăn thừa, chất hữu cơ và các chất hóa học khác.
Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn là Hàm lượng các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng được biểu thị qua các thông số như: COD, BOD5, TN, TP, SS…những thông số này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính. Các giá trị cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây.
Giá trị các thông số phổ biến của nước thải chăn nuôi lợn
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị |
1 | pH | – | 5,5-8 |
2 | BOD5 | mg/l | 400-2000 |
3 | COD | mg/l | 1000-3000 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 170-450 |
5 | Tổng Nitơ (Theo N) | mg/l | 60-350 |
6 | Tổng Coliform | MPN hoặc CFU/100ml | 100.000-200.000 |
1.2. Tác hại nước thải chăn nuôi nếu không có hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại. Nước thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần phân thải ra. Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi. Nước thải từ hoạt động chăn nuôi nếu không được xử lý mà xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường sẽ có những tác động rất tiêu cực, như:
- Ô nhiễm nước: Nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất dinh dưỡng như nitơ và phospho đổ vào nguồn nước (sông, hồ, ao), nó có thể gây hiện tượng tăng nhanh của tảo vàng (algal bloom), dẫn đến giảm lượng oxy hòa tan (DO) và gây hại động và thực vật thủy sinh.
- Tác động đến sức khỏe con người: Nước thải chứa các chất độc hại như vi khuẩn, virus, và hợp chất hữu cơ gây ra các bệnh tiêu chảy, viêm ruột, và nhiều bệnh truyền nhiễm khác có thể lan truyền qua nước uống hoặc thực phẩm.
- Ô nhiễm không khí: Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải tạo ra khí methane (CH4) và khí sulfur hydrogen (H2S) làm ô nhiễm không khí xung quanh.
- Tác động sinh thái: Nước thải có thể làm thay đổi hệ sinh thái địa phương, ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật và thực vật trong môi trường sống tự nhiên.
- Sự gia tăng của khí hiệu ứng nhà kính: Nước thải từ chăn nuôi, đặc biệt là từ các trang trại lớn, thường chứa một lượng lớn khí methane, một khí hiệu ứng nhà kính mạnh gấp khoảng 25 lần so với CO2 gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.
Do đó, quản lý và xử lý nước thải chăn nuôi là vô cùng quan trọng để giảm thiểu các tác hại này và bảo vệ môi trường sinh thái cũng như sức khỏe người dân sống xung quanh.
2. Tiêu chuẩn nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi
Nước thải đầu ra của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi phải đạt được QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra môi trường. Các giá trị cụ thể được thể hiện ở bảng dưới đây.
Bảng giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi và nước sau xử lý của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
A | B | |||
1 | pH | – | 6 – 9 | 5,5 – 9 |
2 | BOD5 | mg/l | 40 | 100 |
3 | COD | mg/l | 100 | 300 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 150 |
5 | Tổng Nitơ (Theo N) | mg/l | 50 | 150 |
6 | Tổng Coliform | MPN hoặc CFU/100ml | 3000 | 5000 |
Việc tái sử dụng nước thải chăn nuôi từ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi để tưới tiêu cho cây trồng được pháp luật Việt Nam cho phép, cụ thể:
- Khoản 4, Điểm a, Khoản 2, Điều 51, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Điểm b, Khoản 2, Điều 5, Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT quy định nước thải chăn nuôi đạt chuẩn sau xử lý có thể được sử dụng để tưới cây trong khuôn viên trang trại, đảm bảo không gây mùi hôi và ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Điểm b, Khoản 3, Điều 59, Mục 2: Xử lý chất thải chăn nuôi, Luật số 32/2018/QH14 cũng cho phép tái sử dụng nước thải chăn nuôi đã qua xử lý để tưới tiêu.
So sánh với QCVN 62-MT:2016/BTNMT nước thải từ quá trình chăn nuôi chưa được xử lý vượt quy chuẩn cho phép. Vì vậy, để tận thu nước thải từ quá trình xử lý nước thải chăn nuôi vào mục đích tưới tiêu, cần phải có biện pháp xử lý.
Để tái sử dụng được nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật cần đạt QCVN 01-195:2022/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, mới đủ điều kiện để tái sử dụng.
3. Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật là gì?
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật hay còn được gọi là phương pháp xử lý nước thải bằng hệ thực vật thủy canh (floating wetlands) là một phương pháp sử dụng các loại cây thủy sinh và vi sinh vật trong đất để hấp thụ, chuyển hóa và loại bỏ các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng trong nước thải một cách tự nhiên và hiệu quả. Dựa vào các cơ chế sau:
Rễ, thân ( Dưới mặt nước):
- Là giá bám cho vi sinh vật phát triển
- Lọc và hấp thụ các chất rắn, chất dinh dưỡng trong nước thải
Thân, lá ( ở trên hoặc dưới mặt nước):
- Chuyển oxy từ lá xuống thân và rễ thúc đẩy quá trình oxy hóa và phân hủy chất ô nhiễm
- Hấp thu ánh sáng mặt trời, cản trở sự phát triển của tảo
- Hạn chế sự trao đổi chất giữa nước và không khí
Hệ thực vật thủy canh của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật thường được chia thành 2 khu vực :
- Khu vực xử lý thủy canh (subsurface flow wetland): Nước thải chảy qua một lớp đất và các vùng rễ của cây thủy sinh, trong đó các vi sinh vật giúp phân hủy các chất hữu cơ.
- Khu vực ngập nổi (free water surface wetland): Nước thải được chảy qua một khu vực có mặt nước mở, nơi các cây thủy sinh giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng như nitơ và phosphat.
Một số thực vật thủy sinh xử lý nước thải chăn nuôi phổ biến hiện nay:
- Thực vật thủy sinh sống chìm: Hydrilla (Rong đen), Water mifoil, Blyxa,..
- Thực vật thủy sinh sống trôi nổi: Lục bình, Bèo tấm, Bèo tai tượng, Salvinia,…
- Thực vật thủy sinh sống nổi: Cattails, Bulrush, Sậy,…
Đã có nhiều nghiên cứu và áp dụng vào thực tế để chứng minh khả năng xử lý nước thải chăn nuôi từ thực vật thủy sinh. Người ta đã thử nghiệm trồng lục bình và rau ngổ trong thời gian 9 tháng các nhà nghiên cứu đã đưa ra được khả năng xử lý như
- Với cây lục bình có hiệu suất xử lý như sau: Độ đục giảm 97.79%; COD là 66,1%; tổng Nitơ là 64,36%…
- Với cây rau ngổ có hiệu suất xử lý như sau: Độ đục giảm 96.94%; COD là 44,97%; tổng Nitơ là 53,6%…
Từ đó có thể hiện được hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật là khá cao, có thể áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi nhỏ hoặc sử dụng bổ trợ cho các hệ thống xử lý nước thải lớn như chúng tôi để xuất ở dưới đây.
>>>Xem thêm: Công nghệ floating wetland trong xử lý nước thải chăn nuôi.
4. Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật
Thuyết minh sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật
Nước thải từ hoạt động chăn nuôi (đã được loại bỏ phân ở thể rắn) và nước thải sinh hoạt nội bộ (đã qua bể tự hoại) đưa vào Hầm biogas.
Hầm biogas hoạt động theo chu trình gồm 2 giai đoạn tích khí và xả khí (khí thải được đốt bỏ). Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí làm giảm COD, BOD trong nước thải sẽ xảy ra 4 giai đoạn: Thủy phân, Axit hóa, Axetat hóa, và Metan hóa.
Nước tiếp đó được đưa vào Hồ lắng với chức năng ổn định chất lượng nước và lắng một lượng cặn có trong nước thải trước khi qua công trình tiếp theo.
Hệ thống khử Amoni-Nito kết hợp hóa lý 1:
- Nước được đưa vào Bể trộn vôi để năng pH nước lên mức 9 – 9,5 để Amoni chuyển hóa thành NH3 có khả năng bay hơi.
- Bể khử amoni, bể được sục khí cường độ mạnh được thiết kế theo chiều dài nhằm tăng hiệu quả chuyển hóa và đẩy NH3 tự do ra ngoài môi trường. Đồng thời hạt vôi sẽ hấp phụ thêm các chất ô nhiễm làm giảm độ màu của nước thải đáng kể
- Cụm hóa lý 1 bao gồm Bể keo tụ 1 – Bể tạo bông 1 – Bể lắng hóa lý 1 với hóa chất sử dụng lần lượt là PAC và Polymer để thực hiện quá trình keo tụ, làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, đồng thời sẽ keo các hạt vôi, giúp loại bỏ bằng bể lắng.
Hệ xử lý bằng sinh học thiếu khí kết hợp với hiếu khí 2 bậc:
- Bể thiếu khí 1 (anoxic) có nhiệm vụ khử nitrate, amoni và một phần chất bẩn có trong nước thải.
- Bể hiếu khí với hệ thống sục khí được cấp vào nhờ 2 máy thổi khí hoạt động luân phiên 24/24 nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động tiếp tục phân hủy các chất hữu cơ và thực hiện quá trình Nitrat/Nitrit hóa. Bổ sung thêm các Module thủy sinh thực vật để tăng hiệu quả xủ lý của hệ thống.
- Bể lắng sinh học có nhiệm vụ thu nước từ chu trình thiếu khí và hiếu khí để thực hiện quá trình lắng và tách bùn hoạt tính
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi hóa lý bậc 2 và hệ thống lọc
- Cụm hóa lý 2 tương đồng với cụm hóa lý 1
- Nước được đưa vào Bể khử trùng, được thiết kế các vách ngăn xen kẽ tạo điều kiện để nước và hóa chất khử trùng (Chlorine) hòa trộn hoàn toàn, tiêu diệt Coliforms và các vi sinh vật gây bệnh khác.
- Lọc áp lực được bố trí vật liệu lọc là sỏi và than nhằm hấp phụ chất ô nhiễm còn lại trong nước thải.
Nước đầu ra của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT và QCVN 01-195:2022/BNNPTNT, đảm bảo khả năng tái sử dụng để tưới tiêu cho cây trồng theo quy định của pháp luật về xử lý nước thải chăn nuôi.
5. Các ưu điểm và hạn chế của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật
Ưu điểm của xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật :
- Tự nhiên và bền vững: Phương pháp này không cần sử dụng các hóa chất hoặc công nghệ phức tạp, mà tận dụng sức mạnh sinh học của thực vật và vi sinh vật.
- Chi phí thấp và dễ bảo trì: So với các hệ thống xử lý hóa học hay cơ học, hệ thực vật thủy canh có chi phí đầu tư thấp và dễ bảo trì.
- Cải thiện môi trường sống: Hệ thực vật thủy canh còn có khả năng cải thiện môi trường sống xung quanh bằng cách cung cấp môi trường sống cho các loài chim, cá, và sâu bọ nước.
- Ngoài ra, phương pháp phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, cây thủy sinh có thể tái sử dụng làm phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi.
Hạn chế của xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật:
- Yêu cầu diện tích lớn: Để đảm bảo hiệu quả xử lý, hệ thực vật thủy canh có thể yêu cầu diện tích lớn hơn so với các phương pháp xử lý khác.
- Thời gian phát triển: Các hệ thực vật thủy canh cần thời gian để phát triển và đạt hiệu quả tối đa trong việc xử lý nước thải.
Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế như yêu cầu diện tích, thời gian phát triển hay khả năng xử lý, phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật vẫn mang đến nhiều triển vọng. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam với điều kiện khí hậu thuận lợi và nhu cầu cấp thiết cho một giải pháp bền vững, đây là hướng đi đầy tiềm năng. Việc nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến kết hợp cùng hệ thực vật thủy canh hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong xử lý nước thải chăn nuôi, hướng đến ngành chăn nuôi xanh và bền vững.
6. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi khác
Thực tế, xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật do còn nhiều hạn chế, chưa được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là các hệ thống xử lý nước thải cũ không có diện tích để mở rộng. Bên cạnh phương pháp thực vật, sau đây là một số phương pháp khác phù hợp hơn như:
- Hệ thống sinh học: Sử dụng vi sinh vật để phân hủy chất thải hữu cơ, làm giảm COD, BOD hiệu quả.
- Bể biogas: Chuyển hóa chất thải thành khí sinh học để sử dụng làm nhiên liệu. Có thể sử dụng phụ phẩm làm phân bón.
- Hồ xử lý tập trung: Tập trung nước thải để xử lý bằng các phương pháp lắng, oxy hóa, sinh học.
- Sử dụng đất ngập nước: Nước thải tràn qua đất, được lọc và xử lý tự nhiên bởi đất và thực vật.
Trong đó, phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là Bể biogas. Vì đảm bảo hiệu quả xử lý với nước thải nồng độ cao xả trực tiếp từ các chuồng trại. Đây là quá trình ủ phân hủy sinh học để tạo ra khí metan và các sản phẩm phụ khác, hay còn gọi là “tiêu hóa sinh học”.
Bể ủ biogas thường được xây dựng bằng các vật liệu như bê tông, thép không gỉ hoặc nhựa composite và có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với quy mô của công trình. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém, và hiệu suất xử lý bị ảnh hưởng của thời tiết phải thường xuyên bổ sung vi sinh để đảm bảo ổn định.
7. Biện pháp ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải và hầm Biogas
7.1. Biện pháp ứng phó sự cố hệ thống xử lý nước thải
Nguyên nhân: Mất điện, cháy chập điện, sự cố kỹ thuật…
Biện pháp xử lý:
- Sử dụng máy phát điện dự phòng đảm bảo vận hành hệ thống khi mất điện.
- Lưu trữ nước thải tại hồ dự phòng trong thời gian khắc phục sự cố.
- Tạm dừng hoạt động hệ thống, khóa chặn các van chứa để kiểm tra và sửa chữa khi gặp sự cố.
- Thay thế thiết bị dự phòng (máy bơm) để nhanh chóng khôi phục hoạt động.
- Phối hợp với cơ quan chức năng để khắc phục sự cố kịp thời.
Mục tiêu: Giảm thiểu tối đa thiệt hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT trước khi tái sử dụng hoặc thải ra môi trường.
7.2. Sự cố hầm Biogas trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi
a) Sự cố rò rỉ khí Biogas:
Biện pháp phòng ngừa:
- Phủ lớp đất sét và bạt HDPE kín hầm Biogas.
- Sử dụng băng keo chuyên dụng để dán các lỗ thủng.
- Xử lý mùi hôi bằng cách ép phân và phun chế phẩm khử mùi.
b) Sự cố do sử dụng khí sinh học:
Biện pháp phòng ngừa:
- Không lắp đặt đường ống dẫn khí qua khu vực dễ cháy nổ.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống thu, dẫn khí Biogas.
- Xử lý ngay khi phát hiện mùi khí sinh học thoát ra.
- Nghiêm cấm lửa tại khu vực có nguy cơ cháy nổ cao.
Mục tiêu: Đảm bảo an toàn cho người dân và môi trường xung quanh.
7.3. Sự cố hệ thực vật thủy canh và biện pháp khắc phục trong xử lý nước thải chăn nuôi
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật nổi (Floating Wetland) tuy mang lại hiệu quả cao nhưng trong quá trình vận hành có thể gặp phải một số sự cố. Dưới đây là một số sự cố thường gặp và biện pháp khắc phục:
1. Thực vật phát triển kém hoặc chết:
- Nguyên nhân:
- Chọn sai loại thực vật, không phù hợp với điều kiện khí hậu, nguồn nước thải.
- Thiếu dinh dưỡng, ánh sáng hoặc không gian phát triển.
- Sâu bệnh hại tấn công.
- Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải quá cao, gây sốc và chết thực vật.
- Biện pháp khắc phục:
- Lựa chọn loại thực vật phù hợp, có khả năng sinh trưởng và hấp thụ chất ô nhiễm tốt.
- Bổ sung dinh dưỡng, đảm bảo đủ ánh sáng cho thực vật quang hợp.
- Theo dõi và kiểm soát sâu bệnh hại.
- Kiểm tra, điều chỉnh nồng độ nước thải đầu vào phù hợp, có thể pha loãng hoặc xử lý sơ bộ trước khi cho vào hệ thống.
2. Bề mặt bèo bị tắc nghẽn:
- Nguyên nhân:
- Tăng trưởng quá mức của thực vật, tạo thành lớp dày đặc trên bề mặt.
- Rác thải tích tụ, gây tắc nghẽn dòng chảy.
- Biện pháp khắc phục:
- Vớt bèo thường xuyên, duy trì mật độ phù hợp.
- Thiết kế hệ thống chắn rác hiệu quả.
- Vệ sinh, thu gom rác trên bề mặt bèo định kỳ.
3. Xuất hiện mùi hôi:
- Nguyên nhân:
- Quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra do thiếu oxy.
- Biện pháp khắc phục:
- Tăng cường sục khí cho hệ thống.
- Kiểm tra, đảm bảo dòng chảy trong hệ thống thông suốt.
4. Hệ thống bị nghiêng, lật:
- Nguyên nhân:
- Gió lớn, bão.
- Phân bố bè thực vật không đều.
- Biện pháp khắc phục:
- Gia cố, neo giữ hệ thống chắc chắn.
- Phân bố bè, thảm thực vật đều khắp mặt nước.
5. Giảm hiệu quả xử lý:
- Nguyên nhân:
- Thay đổi điều kiện môi trường: nhiệt độ, ánh sáng, …
- Nồng độ, thành phần nước thải thay đổi.
- Hệ thống hoạt động quá tải.
- Biện pháp khắc phục:
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả xử lý định kỳ.
- Điều chỉnh mật độ thực vật, bổ sung thêm bè khi cần thiết.
- Xử lý sơ bộ nước thải trước khi cho vào hệ thống.
8. Quy định pháp luật về giám sát trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi
1. Vị trí: Lấy mẫu tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi.
2. Chỉ tiêu:
- Các chỉ tiêu bắt buộc:
- pH
- BOD5 (Nhu cầu oxy hóa học 5 ngày)
- COD (Nhu cầu oxy hóa học)
- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
- Tổng Nitơ
- Tổng Coliform
- E.coli
- Các chỉ tiêu bổ sung:
- Cl-
- As (Asen)
- Cd (Cadimi)
- Cr (Crom)
- Hg (Thủy ngân)
- Pb (Chì)
3. Tần suất: 3 tháng/lần.
4. Quy chuẩn áp dụng cho xử lý nước thải chăn nuôi
- So sánh với cột B, QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.
- So sánh với QCVN 01-195:2022/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng (nếu có nhu cầu tái sử dụng nước thải đã qua xử lý để tưới tiêu).
ARES hiện đang chuyên cung cấp các dịch vụ xử lý nước thải chăn nuôi, đảm bảo tối ưu chi phí như sau:
- Thi công lót bạt các bể cho xử lý nước thải chăn nuôi theo và tư vấn công nghệ.
- Xử lý nước giếng.
- Tư vấn lập hồ sơ giấy phép môi trường chăn nuôi và tái sử dụng nước thải chăn nuôi.
- Tư vấn giải pháp xử lý môi trường cho ngành chăn nuôi bền vững.
- Lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính.
- Bổ sung vi sinh cho bể Biogas.
Để giải quyết các vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải, hãy liên hệ với chúng tôi – ARES mang đến giải pháp toàn diện, tối ưu và đồng hành trọn đời cùng doanh nghiệp trong trách nhiệm bảo vệ môi sinh với kinh nghiệm hơn 20 năm hoàn công hơn 300 công trình lớn thuộc nhiều lĩnh vực.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG ARES
- Số 03 đường 105A Trịnh Quang Nghị, Phường 7, Quận 8, TP. HCM
- Số 19 đường Yết Kiêu, Phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
- 0909 939 108 | 0906 939 108
- support@aresen.vn
- www.aresen.vn